CTCP CMC (CVT) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 với những nội dung quan trọng. Được biết, từ đầu tháng 10/2002, mã CVT của Công ty trở thành một trong những cổ phiếu "nóng" nhất sàn chưng khoán với chuỗi phiên bứt phá ấn tượng. Thị giá cổ phần tăng mạnh từ vùng giá 20.000 đồng/cp lên 55.000 đồng/cp, hiện đang giao dịch tại mức 46.400 đồng/cp.
Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh cơ cấu cổ đông CVT có sự thay đổi lớn. Trong đó, Gạch ốp lát Hòa Bình Minh đã công bố đã sở hữu 6,3 triệu cổ phiếu CVT, tương ứng tỷ lệ 17,06% và trở thành cổ đông lớn của CVT. Được biết, Gạch ốp lát Hòa Bình Minh là thành viên của Tổng Công ty Hòa Bình Minh, một tập đoàn hoạt động kinh doanh đa ngành, bao gồm vật liệu xây dựng.
Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ đông lớn của CVT như chứng khoán CTS, các Thành viên HĐQT, bao gồm chủ tịch Dương Quốc Chính đã bán ra cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn.
Như vậy, tại Đại hội cổ đông tới đây, CVT sẽ tiến hành bầu 7 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2021-2026.
Ngoài ra, HĐQT cũng tiếp tục trình chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại CMC số 1 (phường Tiên Cát – thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) hoặc bán. Đây là nội dung được trình ở các kỳ họp Đại hội những năm gần đây, nguyên nhân do tình hình sa sút.
Nhà máy CMC số 1 hiện đang sản xuất gạch và ngói, sản lượng 5 triệu m2 mỗi năm, diện tích khoảng 75.000 m2, trong đó 40.000 m2 là diện tích nhà xưởng, văn phòng và kho. Nhà máy đặt tại phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì, Phú Thọ, được giao với thời hạn 50 năm.
Ghi nhận, sản lượng tiêu thụ gạch ốp lát kích thước nhỏ (30x30 cm, 40x40 cm) của nhà máy CMC 1 đang có dấu hiệu chậm lại. Điều này đến từ nhu cầu xây dựng tăng trưởng chậm của ngành xây dựng cùng xu hướng sử dụng các sản phẩm cỡ lớn khiến việc tiêu thụ các dòng sản phẩm cỡ nhỏ với công nghệ cũ tại CMC số 1 gặp nhiều khó khăn.
Kết thúc năm 2020, CVT ghi nhận doanh thu 1.360 tỷ đồng, lãi trước thuế 151 tỷ đồng; lần lượt giảm 14% và 27% so với năm 2019. Lãi sau thuế 120 tỷ đồng, giảm 28%.
Nói về chỉ số giảm trên, ban lãnh đạo cho biết năm qualà năm khó khăn đối với ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất gạch ốp lát nói riêng do cung vượt cầu, quy hoạch vật liệu của Việt Nam không đồng bộ với thị trường tiêu thụ thực tế, nhà máy sản xuất nhiều trong khi thị trường tiêu thụ nhỏ. Điều này gây ra cuộc cạnh tranh về giá khốc liệt, các nhà máy đua nhau giảm giá cắt lỗ, giảm tồn kho.
Ngoài ra, dịch Covid-19, bão lũ miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước trong đó có ngành sản xuất gạch ốp lát. Dịch bệnh cũng khiến chuyên gia nước ngoài không thể sangCông ty theo kế hoạch ban đầu khiến việc lắp đặt lò nung số 1 bị ảnh hưởng.
Bước sang năm 2021, CVT tiếp tục đánh giá bi quan khi thế giới vẫn đang phải chống chọi với dịch bệnh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giá cả thị trường biến động.
Theo đó, CVT đặt kế hoạch doanh thu 1.450 tỷ đồng, tăng nhẹ 7%; lợi nhuận 150 tỷ đồng, đi ngang năm 2020.