Thay đổi tâm lý "ngại" gửi tiết kiệm dài hạn

07/08/2022 16:37
Lâu nay, người gửi tiết kiệm tại ngân hàng muốn rút tiền phải rút hết và hưởng lãi suất không kỳ hạn. Nhưng với chính sách mới, người tiết kiệm không phải đắn đo vì điều này.

Người gửi tiết kiệm hưởng lợi lãi suất

Vừa qua, Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã chính thức có hiệu lực từ 1/8. Theo đó, người gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng cần tiền đột xuất, nếu rút một phần sẽ vẫn được hưởng mức lãi suất cao cho phần tiền còn lại, thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp như trước.

Nghĩa là, một khách hàng gửi tiết kiệm 500 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 5%/năm. Sau 2 tháng, khách hàng cần nguồn vốn đột xuất muốn rút ra 200 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm thì khách hàng vẫn sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất khoảng 0,1%/năm với số tiền cần rút, còn 300 triệu đồng còn lại vẫn tiếp tục gửi đủ kỳ hạn 6 tháng và hưởng trọn lãi suất 5%/năm.

Vui mừng trước quy định mới, bà Tạ Thị Hảo (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) đã nhanh chóng đến ngân hàng để gửi tiết kiệm khoản lương hưu tích góp từ mấy tháng nay. Dù trước đó bà đã gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nhưng lãi suất được hưởng không cao bằng kỳ hạn dài hơn 12 tháng.

Hơn nữa, người già nhiều lúc ốm đau đột xuất nên chẳng biết khi nào phải dùng đến khoản tiền lớn nên bà cũng không dám gửi hết số tiền mình có vào ngân hàng. Nhưng giờ đã có quy định mới, bà không còn phải đắn đo nữa.

Không chỉ riêng bà Hảo mà đây còn là tâm lý chung của nhiều khách hàng khác. Chị Hồng Hạnh, nhân viên giao dịch tại một ngân hàng cho biết, đa phần người dân dự phòng phải chi bất ngờ số tiền lớn sẽ chọn các kỳ hạn ngắn vì bản thân khách hàng không ai muốn phải rút vốn trước hạn. Những khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi lớn đa phần sẽ chọn các kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi suất cao hơn, tối ưu hóa toàn bộ lãi suất tiền gửi nên rất ít khi có ý định rút tiết kiệm trước hạn.

Thực tế để bảo đảm quyền lợi của khách hàng và khuyến khích người gửi tiền yên tâm gửi dài hạn, nhiều ngân hàng nhanh chóng áp dụng quy định mới trong các sản phẩm, dịch vụ về tiết kiệm cho khách hàng.

Đại diện Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết, quy định mới về rút tiền gửi trước hạn phù hợp với thực tế thị trường, nhu cầu gửi tiền và bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Nguồn tiền gửi trong trường hợp này cũng linh động hơn. Hiện ngân hàng đang áp dụng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 - 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ trong khoảng 3,95 - 6,7%/năm. Đối với các khoản tiền gửi trực tuyến, mức lãi suất cao nhất 7,4%/năm được áp dụng với các kỳ hạn 16 - 36 tháng.

Tương tự, Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa áp dụng tính năng rút trước hạn một phần gốc với sản phẩm "Tiết kiệm Phát Lộc" dành cho khách hàng cá nhân và ‘Tiền gửi linh hoạt của tổ chức’ dành cho khách hàng doanh nghiệp. Hay Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) không chỉ áp dụng việc rút gốc một phần cho các khoản tiền gửi từ ngày 1/8 mà còn áp dụng cho toàn bộ các khoản tiền gửi đang gửi tại ngân hàng, kể cả các khoản tiền gửi trước ngày 1/8.

Một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)... cũng bắt đầu cho khách hàng được rút trước hạn một phần tiền gửi với lãi suất không kỳ hạn, số dư còn lại tiếp tục được hưởng mức lãi suất ngân hàng đã cam kết.

Thuận lợi cả ngân hàng và khách hàng

Theo các chuyên gia, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp quyền lợi của khách hàng được bảo đảm tốt hơn. Khách hàng sẽ tối đa hóa lợi nhuận có được từ nguồn vốn nhàn rỗi và bớt thiệt hơn trong trường hợp cần vốn đột xuất phải rút tiền gửi trước hạn. Đồng thời cho thấy quyết tâm của các ngân hàng trong việc xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm.

Không chỉ "cởi trói" cho những băn khoăn, đảm bảo lợi ích cho khách hàng trong việc gửi tiền, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, Thông tư 04 còn giúp các ngân hàng hưởng lợi.

Vì quy định mới tạo điều kiện khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm nhiều, dài hạn hơn, các nhà băng sẽ hút được nguồn tiền gửi trung, dài hạn - lý do các ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều gói sản phẩm gửi tiết kiệm với lãi suất kỳ hạn đa dạng và bước vào "cuộc đua" tăng lãi suất kể từ tháng 5 vừa rồi. Về vấn đề dòng vốn, mỗi ngân hàng sẽ phải đặt ra quy tắc quản trị dòng tiền tốt hơn nên sẽ không lo xáo trộn vốn ngân hàng.

Cùng chung nhận định này, đại diện một ngân hàng cho biết, quy định mới "giải vây" cho ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn huy động để cho vay, hút được nguồn tiền gửi trung, dài hạn vì đa số lượng tiền gửi của khách hàng chọn kỳ hạn ngắn với mức lãi suất thấp.

Theo thống kê của NHNN có đến 80% nguồn vốn huy động của hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường. Trong khi đó, trước áp lực của nền kinh tế, việc sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn được một số ngân hàng sử dụng một giải pháp tình thế. Vì vậy, Thông tư 04 không chỉ giúp khách hàng hưởng lợi mà cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc cơ cấu nguồn vốn để cho vay trung dài hạn tốt hơn.

Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định rõ: "Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi: Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

Còn đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần".

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
16 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.