Thay đổi tư duy, bước qua lời nguyền để thoát vòng luẩn quẩnicon

Dù là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam vượt qua biến cố, song theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong giai đoạn tới, nông nghiệp Việt Nam phải vượt qua được “lời nguyền” manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.

Dù là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam vượt qua biến cố, song theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong giai đoạn tới, nông nghiệp Việt Nam phải vượt qua được “lời nguyền” manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.

 

Nhìn vào chiều sâu để thấy sự lan tỏa

Theo thống kê, 9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Riêng trong quý III khi dịch Covid-19 bùng phát, giá trị gia tăng của ngành vẫn đạt 1,04%. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, dự báo có thể đạt và vượt mục tiêu cả năm đã đề ra.

Nhắc đến thành tích này, tại Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”, chiều 28/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Trong đại dịch Covid-19,ngành nông nghiệp lại được nhắc đến như một trụ đỡ khi kinh tế chao đảo”.

Thay đổi tư duy, bước qua lời nguyền để thoát vòng luẩn quẩn
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định năm nay ngành Nông nghiệp sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra (ảnh: ĐH)

Tuy vậy, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mọi người thường đánh giá thông qua các con số tỷ trọng của một ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc gia, hay đánh giá quy mô DN thông qua doanh thu. Nhưng đã đến lúc phải nghĩ đến câu chuyện khác là đánh giá nền kinh tế và doanh nghiệp dựa trên sự lan toả, chiều sâu của mỗi nền kinh tế và doanh nghiệp đó.

Theo đó, quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp có thể không bằng các doanh nghiệp công nghiệp nhưng sức lan toả ra hàng chục triệu hộ nông dân có thể kết nối trở thành sức mạnh. Như vậy, phải nhìn nền nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế xã hội chứ không phải là ngành kinh tế đơn lẻ, không chỉ là một ngành có đóng góp 14% tổng GDP. Đây là một ngành kinh tế bao trùm đem lại thu nhập cho hàng chục triệu con người chứ không phải 1 nhóm người.

Từ câu chuyện trong đại dịch có thể nhìn thấy ngành nông nghiệp với hàng chục triệu hộ nông dân có thể linh hoạt và năng động hơn trong đại dịch, trên từng mảnh vườn, cái ao… vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra bức tranh nông nghiệp “dương” so với nhiều ngành khác. 

“Tôi nghĩ về sức sống của hàng chục triệu hộ nông dân. Đây là niềm tin để phát triển chiến lược “tam nông” căn cơ hơn”, Bộ trưởng nói.

Ông Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khẳng định, trong mọi biến cố ở các nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò trụ đỡ. Dòng người hồi hương thời gian qua cho thấy nông nghiệp nông thôn chính là điểm tựa quan trọng cho lực lượng lao động gặp khó ở đô thị và khu công nghiệp. Nông thôn chính là bệ đỡ về an sinh, như “ngôi nhà” của người lao động, sẵn lòng đón và chăm lo trong giai đoạn này.

Nông thôn chính là nơi giúp người lao động có thể ổn định cuộc sống và tâm lý lúc cuộc sống khó khăn. Đánh giá về nông nghiệp nông thôn chắc chắn phải đánh giá thêm về bệ đỡ này nữa, ông Lộc cho hay.

Bước qua 'lời nguyền', khai mở địa dư

Theo ông Vũ Tiến Lộc, dù có nhắc đến nhiều lợi thế như du lịch, công nghệ… nhưng lợi thế năng lực cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam vẫn là nông nghiệp. 

“Thời gian qua, nông nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp cho GDP, nhưng quan trọng nhất là dư địa của ngành nông nghiệp còn vô cùng lớn”, ông Lộc nói.

Thay đổi tư duy, bước qua lời nguyền để thoát vòng luẩn quẩn
“Manh mún, nhỏ lẻ, tự phát” là 3 từ khóa “lời nguyền” kìm hãm phát triển của ngành nông nghiệp (ảnh: BH)

Theo ông Lộc, khi nói đến kinh tế nông nghiệp thì phải gắn với nông nghiệp, nông dân, phải có tinh thần doanh nghiệp. Hướng phát triển của nông nghiệp sẽ phải kết hợp cả quy mô lớn với quy mô nhỏ.

Dẫn chứng là một hộ nông dân trồng hoa tại Đà Lạt hoặc một người trồng cà phê ở Đắk Lắk cũng có thể vươn tới thị trường thế giới nếu làm theo kiểu của một doanh nhân, của một nhà khởi nghiệp. Cùng với đó, phải tích tụ, tập trung thành những chuỗi sản xuất lớn, nhưng không xóa đi vai trò của những hộ kinh doanh nhỏ, nhỏ nhưng không lẻ, phải liên kết lại với nhau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khẳng định dự địa của ngành nông nghiệp còn rất lớn. Tuy nhiên, nhưng bước đi của ngành trong giai đoạn 2021-2025 phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tư duy kinh tế nông nghiệp với mục tiêu là tăng giá trị.

“Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi mô hình chứ không phải thay đổi tỷ trọng của một ngành nông nghiệp khi đi theo sản lượng”, Bộ trưởng nói

Bộ trưởng chỉ rõ, phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, nhìn nông nghiệp không phải là kỹ thuật hay sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế mà là ngành tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, tạo ra cộng đồng nông dân năng động, thành nguồn lực tinh thần hợp tác của người nông dân với nhau.

“Manh mún, nhỏ lẻ, tự phát” là 3 từ khóa “lời nguyền” của nông nghiệp. Nếu trong bình thường mới vẫn tiếp tục manh mún, nhỏ lẻ, tự phát thì vẫn là vòng lẩn quẩn. Phải vượt qua được điều này này”, ông Hoan nhấn mạnh.

Hợp tác xã là giải pháp để chuyển đổi nông nghiệp. Chỉ hợp tác xã mới vượt qua lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Chính hợp tác xã khi quần tụ với nhau mới đủ sức, là chỗ để Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước không hỗ trợ qua các hộ cá thể nữa mà qua kinh tế tập thể. Đến một ngày nào đó, với một năng lực nào đó, hợp tác xã sẽ "ngồi ngang hàng" với các doanh nghiệp để đàm phán vấn đề liên kết. Còn từng hộ không thể ngồi đàm phán với doanh nghiệp.

Tâm An

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
2 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
2 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
3 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
3 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
3 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.577.094 VNĐ / tấn

366.63 UScents / lb

5.10 %

- 19.70

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.263.643 VNĐ / tấn

977.00 UScents / bu

3.41 %

- 34.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.052.830 VNĐ / tấn

283.10 USD / ust

1.70 %

- 4.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt
4 giờ trước
Hôm nay (5/4), giá cà phê ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, giá tiêu cũng có mức giảm kỷ lục từ 6.000 - 6.500 đồng/kg so với hôm qua.
Lào, Campuchia đua nhau chốt đơn một mặt hàng của Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 600%, nước ta tiêu thụ hàng chục triệu tấn mỗi năm
4 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Lào đã tăng đến 676% về kim ngạch trong 2 tháng.
‘Huyền thoại xe ga’ của Ý ra mắt phiên bản mới: thiết kế sang trọng, động cơ 278cc mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Honda SH 350i
4 giờ trước
Mẫu xe ga này được lắp ráp tại Việt Nam với giá bán từ 152 triệu đồng.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
23 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.