Thấy gì sau cú bắt tay của vua pin xe điện Trung Quốc CATL và VinFast?

05/11/2022 10:53
Được mệnh danh là vua pin xe điện Trung Quốc nhưng CATL chưa gây chú ý với người ngoài ngành tại Việt Nam cho đến cú bắt tay với VinFast được diễn ra vào tháng 10/2022, khi ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup tới Nhật Bản để ký biên bản hợp tác chiến lược với CATL.

Tháng 3.2022, CATL cho ra mắt “siêu pin”, tức sản phẩm thế hệ thứ 3 của công nghệ pin CTP (cell to pack), mà nội bộ của hãng gọi là pin Kirin. Ông Wukai - Giám đốc khoa học của tập đoàn năng lượng khổng lồ đã trình diễn công nghệ pin mới tại diễn đàn EV 100 của Trung Quốc, nói rằng pin Kirin tiếp tục dẫn đầu thị trường về trọng lượng, mật độ năng lượng và mật độ năng lượng thể tích.

Với cùng một hệ thống hóa học và cùng kích thước, pin Kirin có thể cung cấp năng lượng nhiều hơn 13% so với pin công nghệ 4680 - vốn được coi là công nghệ pin triển vọng hàng đầu cho xe điện.

Được mệnh danh là vua pin xe điện Trung Quốc nhưng CATL chưa gây chú ý với người ngoài ngành tại Việt Nam cho đến cú bắt tay với VinFast được diễn ra vào tháng 10/2022, khi ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup tới Nhật Bản để ký biên bản hợp tác chiến lược với CATL.

Công nghệ mới cho các loại xe sắp sản xuất của VinFast

Trong bối cảnh toàn thế giới đang tập trung vào phát triển những chiếc ô tô điện, vai trò các nhà cung cấp pin cho sản phẩm này ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những viên pin ổn định giúp xe có thời gian hoạt động lâu dài với chi phí sửa chữa, bảo dưỡng giảm đáng kể làm tăng sự hấp dẫn của sản phẩm trong mắt khách hàng.

Theo thoả thuận hợp tác giữa CATL và VinFast, cả 2 dự kiến hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí. Dự kiến VinFast sẽ là nhà sản xuất xe ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Trong biên bản hợp tác chiến lược này, đáng kể nhất là công nghệ khung ván trượt CIIC (CATL integrated intelligent chassis). Với công nghệ mới này, các loại xe sắp được sản xuất của Vinfast sẽ có pin cùng nhiều bộ phận khác được tích hợp vào khung gầm của ô tô. Nhờ đó, các xe ô tô của Vinfast sẽ có trọng lượng nhẹ hơn, đồng thời gia tăng được quãng đường di chuyển và giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Việc hợp tác này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả đôi bên, bên cạnh việc CATL vẫn là đối tác cung cấp pin CTL (cell – to – pack) của Vinfast.

Thấy gì sau cú bắt tay của vua pin xe điện Trung Quốc CATL và VinFast? - Ảnh 1.

CATL ký biên bản hợp tác với Vinfast vào ngày cuối cùng của tháng 10 tại Nhật Bản (Ảnh: CATL)

Có thể thấy, CATL là hãng sản xuất xe điện vô cùng nổi tiếng với lượng khách hàng khổng lồ từ Trung Quốc tới thị trường quốc tế. Do đó, việc hợp tác với CATL sẽ là cơ hội để Vinfast nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa cả ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, đem thương hiệu ô tô Việt Nam đến với toàn thế giới trong những năm tới đây.

Chân dung CATL – vị vua trẻ của ngành pin xe điện

CATL có tên đầy đủ là Contemporary Amperex Technology Co. Limited là doanh nghiệp Trung Quốc được thành lập từ năm 2011 với chuyên môn là sản xuất pin lithium-ion cho xe điện cùng các hệ thống lưu trữ năng lượng và quản lý pin.

Chỉ một năm sau khi thành lập, họ đã nhanh chóng trở thành đối tác chiến lược của BMW – một trong những thương hiệu ô tô nổi tiếng toàn cầu, đồng thời mở nhiều nhà máy sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc.

Năm 2018, CATL chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, mở ra một bước phát triển mới của công ty. Tính tới thời điểm hiện tại, họ có 5 cơ sở phục vụ việc nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó có 1 chi nhánh đặt tại Munich của Đức. Bên cạnh các cơ sở R&D, công ty cũng sở hữu 13 cơ sở sản xuất với 11 trong số đó nằm tại Trung Quốc, còn lại là các nhà máy tại Erfut, Đức và Debrecen, Hungary. Điều này cho thấy mặc dù hoạt động chính tại Trung Quốc, CATL đã rất nhanh chóng phát triển và mở rộng việc nghiên cứu – sản xuất ra ngoài lãnh thổ nước này.

Thấy gì sau cú bắt tay của vua pin xe điện Trung Quốc CATL và VinFast? - Ảnh 2.

Các nhà máy và cơ sở R&D của CATL (Ảnh: CATL)

Mặc dù có tuổi đời khá non trẻ, song năm 2021, lượng pin của CATL sản xuất có tổng dung lượng là 96,7 GWh, tức bằng 1/3 tổng dung lượng pin được lắp đặt trên xe điện trên toàn thế giới (296,8 GWh). Tính tới thời điểm cuối quý 2 năm nay, CATL duy trì ngôi vị là nhà sản xuất pin có thị phần lớn nhất thế giới với 34.8%, gấp hơn 2 lần công ty đứng thứ hai là LG Energy và gấp 3 lần BYD – một hãng sản xuất pin và xe điện lớn của Trung Quốc. Công ty có kế hoạch nâng tổng dung lượng pin sản xuất đến năm 2025 vượt 500 GWh và năm 2030 vượt 800 GWh.

Thấy gì sau cú bắt tay của vua pin xe điện Trung Quốc CATL và VinFast? - Ảnh 3.

CATL là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện (Ảnh: Global X ETFs)

Người sáng lập CATL - ông Robin Zeng hiện nay là một trong những người giàu nhất ở châu Á, với khối tài sản vượt 60 tỷ USD vào năm 2021. Cũng tại thời điểm đó, Forbes xếp ông ở vị trí thứ ba trong số những người giàu nhất ở Trung Quốc trong khi Bloomberg xếp ông ở vị trí thứ 23 thế giới.

Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc công bố chiến lược phát triển các loại xe sử dụng năng lượng mới và tung ra các gói trợ cấp khổng lồ cho lĩnh vực này vào năm 2011. Khi đó, một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc do ông Zeng đứng đầu đã mua 85% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh pin ô tô điện của nhà sản xuất linh kiện điện tử TDK. Vào cuối năm 2011, họ đã chính thức thành lập công ty phát triển pin xe điện mang tên Contemporary Amperex Technology Co Ltd (CATL). Khách hàng đầu tiên của CATL là hãng xe BMW (Đức) và sau đó là GM, Volkswagen.

Năm 2020, CATL giành được hợp đồng cung cấp pin cho hãng sản xuất xe điện Tesla (Mỹ). Đây được coi là một cột mốc lớn của công ty. Doanh số bán xe của Tesla tại thị trường Trung Quốc tăng vọt đã tạo một cú hích lớn cho CATL.

Các sản phẩm và dịch vụ của CATL cũng tương đối phong phú, bao gồm các loại pin dành cho xe cá nhân, xe chở khách, xe tải…, hệ thống lưu trữ năng lượng, tái chế pin… Trong đó, các loại pin của CATL được đánh giá rất cao nhờ vào việc được tạo nên từ một loại vật liệu giàu nickel kết hợp với lithium pha tạp silicon và công nghệ tế bào để đóng gói (CTP) tân tiến giúp cho sản phẩm của họ đạt được mật độ năng lượng lên tới 265 Wh/kg – tăng gần gấp đôi so với thời điểm ban đầu, đồng thời giảm được khối lượng pin không hoạt động xuống mức trên dưới 3%, dần dần loại bỏ được nỗi lo về quãng đường di chuyển của xe với khách hàng.

Thêm vào đó, công nghệ của hãng sản xuất Trung Quốc giúp cho việc sạc pin trở nên nhanh chóng khi xe điện có thể sạc đầy tới 80% trong vòng 5 phút. Họ cũng đảm bảo cho độ bền của sản phẩm thông qua việc bảo hành pin trong 8 năm hoặc 800.000 km, tùy điều kiện nào đến trước.

Thấy gì sau cú bắt tay của vua pin xe điện Trung Quốc CATL và VinFast? - Ảnh 4.

Sản phẩm pin của CATL có chất lượng được đánh giá rất cao (Ảnh: InsideEVs)

Bên cạnh sản xuất, CATL cũng rất chú trọng vào việc tái chế pin với khả năng xử lý pin cũ lên tới 120.000 tấn, đồng thời có tỷ lệ thu hồi các kim loại như nickel, coban, mangan lên tới 99,3%. Tại Trung Quốc, CATL có tỷ lệ tái chế toàn diện pin đã qua sử dụng là 50%, cho thấy nỗ lực bảo vệ môi trường của họ trong việc sử dụng lại các thành phần của pin xe điện cũ ở thị trường nội địa.

CATL phần nào được hưởng lợi ở thị trường trong nước bởi chính sách hỗ trợ xe điện của chính phủ Trung Quốc trong thời gian đầu loại xe này được đưa ra thị trường. Nhờ vậy, công ty là đối tác của hàng loạt các hãng sản xuất xe điện trong nước như Geely, Yutong Bus, SAIC Motor, Nio… Tuy nhiên, hãng cũng rất ý thức được việc cần thiết phải mở rộng công việc kinh doanh với các công ty xe điện bên ngoài Trung Quốc.

Cho đến thời điểm hiện tại, các khách hàng quốc tế của họ bao gồm rất nhiều hãng xe nổi tiếng như BMW, Daimler AG, Hyundai, Honda, Tesla, Toyota, Volkswagen, Volvo… Với lượng khách hàng lớn tới từ cả thị trường nội địa và thế giới, dễ hiểu vì sao CATL lại sở hữu thị phần lớn đến vậy trong ngành công nghiệp sản xuất pin cho xe ô tô điện.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.