Thấy gì từ môi trường kinh doanh Việt Nam qua bảng xếp hạng Doing Business 2019?

01/11/2018 10:05
"Việt Nam so với chính mình có cải thiện khi tăng về điểm số, nhưng các nước cũng đang tăng tốc nhanh về cải cách môi trường kinh doanh", ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét với Trí Thức Trẻ.

Báo cáo Doing Business 2019 vừa công bố cho biết tổng điểm mà môi trường kinh doanh Việt Nam đạt được là 68,36 điểm, tăng nhẹ 1,59 điểm so với năm 2018. Tuy nhiên, về thứ hạng, vị trí của Việt Nam lại bị đánh tụt bậc. Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 69/190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

"Bảng xếp hạng năm nay có nhiều thông tin đáng suy ngẫm", ông Đậu Anh Tuấn nói.

Cụ thể, Việt Nam so với chính mình đã có nhiều cải thiện, thể hiện ở việc điểm số của 7/10 chỉ tiêu có tăng như khởi sự doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản…

Thấy gì từ môi trường kinh doanh Việt Nam qua bảng xếp hạng Doing Business 2019? - Ảnh 1.

"Tuy nhiên, thứ hạng của chúng ta tụt giảm", ông nhận xét và cho biết bảng xếp hạng cũng có sự tăng hạng mạnh mẽ của nhiều nước, thậm chí ở cả khu vực châu Phi. Điều này có nghĩa là Việt Nam dù đi đúng hướng với những cải cách, thay đổi tích cực nhưng chưa bằng các nước.

Doing Business 2019 ghi nhận Việt Nam có 3 cải cách, nghĩa là giảm 2 cái so với năm 2017. Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận 7 cải cách, là nền kinh tế có số cải cách cao thứ hai trong báo cáo. 

Hay như Malaysia, một nước trong ASEAN, đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng, đã thực hiện 6 cải cách, trong đó giúp thành lập doanh nghiệp nhanh hơn nhờ sử dụng hệ thống đăng ký thuế hàng hoá và dịch vụ trực tuyến. Nước này cũng giúp việc chuyển giao tài sản trở nên đơn giản hơn bằng cách thực hiện nền tảng một cửa trực tuyến để tìm kiếm tài sản.

"Những nước đứng đầu trong khu vực ASEAN cũng có sự thay đổi, chính vì vậy, Việt Nam cần năng động hơn nữa", ông Tuấn nhấn mạnh.

Mặt khác, phân tích sâu hơn vào các chỉ tiêu, ông Tuấn cho biết một số lĩnh vực của Việt Nam đã được World Bank đánh giá cao. Trong đó phải kể đến chỉ số khởi sự doanh nghiệp và tiếp cận điện năng, lần lượt tăng hạng là 19 và 37 bậc.

Thấy gì từ môi trường kinh doanh Việt Nam qua bảng xếp hạng Doing Business 2019? - Ảnh 2.

"Đây là điểm sáng vì trong nhiều năm liền, khởi sự kinh doanh không được đánh giá cao hay có cải thiện đáng kể", ông nhận xét. Dù vậy, thứ hạng này vẫn cần rất nhiều cải thiện.

Việt Nam hiện có số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người thuộc dạng thấp so với thế giới. Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng các thông tin gần đây cho thấy mục tiêu này rất khó đạt được nếu không có nhiều quyết tâm, nỗ lực hơn nữa.

"Cái tốt của chỉ số khởi sự kinh doanh ở đây là thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhưng để gia nhập thị trường, doanh nghiệp cần nhiều thứ hơn", ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh và cho biết nhiều Bộ ngành vẫn còn tâm lý đối phó, chỉ đảm bảo chứ chưa thực sự nỗ lực cải cách như Chính phủ mong muốn.

Bên cạnh những vấn đề trên, ông Tuấn cho rằng cần tiếp tục thúc đẩy việc minh bạch, công khai thông tin.

"Quan sát các năm vừa qua, tôi thấy rằng những giải pháp liên quan đến minh bạch, công khai đều được đánh giá cao, tác động rất tích cực đến hoạt động kinh doanh", ông nhận xét.

Cụ thể như việc công khai hoá các bản án đã giúp chỉ số thực thi hợp đồng được cải thiện hay minh bạch thông tin trên cổng đăng ký kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, giảm nhũng nhiễu.

"Người dân, doanh nghiệp với chính quyền cần được tương tác nhiều hơn qua mạng. Do vậy, định hướng Chính phủ điện tử cần được thúc đẩy hơn", ông Đậu Anh Tuấn đề xuất.

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
8 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Động thái 'lạ' của nhà vàng khi giá liên tiếp giảm
9 giờ trước
Sáng nay (8/4), nhiều doanh nghiệp kinh doanh nâng giá mua vào trong bối cảnh giá bán ra tiếp tục giảm. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng SJC 300.000 - 400.000 đồng/lượng.
Thị trường ngày 8/4: Giá hàng hoá đồng loạt lao dốc, dầu thấp nhất gần 4 năm, vàng xuống mức trên 2.900 USD
9 giờ trước
Giá hàng hóa đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Hai theo xu hướng chung của các thị trường rộng lớn do các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
10 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
10 giờ trước
Giá dầu Urals của Nga giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng trong thị trường dầu thô được đánh giá đang “cực kỳ hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
11 giờ trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
12 giờ trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.
Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
13 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
1 ngày trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.