"Thay vì làm nhiều việc, chỉ cần thay tướng": Loạt "điểm cộng" tại EVN, PVN (Bài 3)

07/06/2024 07:00
EVN và PVN là 2 trong 3 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ dẫn chứng cho việc "khi thay một vài người trong bộ máy lãnh đạo đã tạo hiệu quả cao trong công việc". Từ cuối năm 2023, riêng EVN đã có hàng chục dự án hoàn thành, trong đó nhiều công trình trọng điểm.

EVN lột xác hậu "thay tướng"

Tại EVN, "người tiền nhiệm" là ông Trần Đình Nhân. Ông Nhân được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc EVN từ tháng 12/2018. Tháng 12/2023, ghế Tổng Giám đốc EVN được thay thế: Ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm thay ông Nhân. Động thái này diễn ra sau "lùm xùm" về tình trạng gián đoạn cung ứng điện diễn ra vào tháng 5 và tháng 6/2023, gây xôn xao dư luận.

Thực tế, tình trạng thiếu điện không phải "chuyện xưa nay hiếm". Tình trạng cắt điện luân phiên vì thiếu điện là "điệp khúc" lặp lại trong vài chục năm trở lại đây. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn ông Trần Đình Nhân còn đương nhiệm, tình trạng này lên đến "đỉnh điểm" khi thiếu điện, cắt điện luân phiên diễn ra trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây thiệt hại cho nền kinh tế. "Sức nóng" của việc thiếu điện lan cả vào nghị trường Quốc hội trong các kỳ họp.

Có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc thiếu điện đã được "mổ xẻ". Thế nhưng, một trong những lý do ít được nhắc đến đó là do yếu tố con người trong các khâu điều hành, tính toán không khoa học, quan liêu, không đôn đốc, đi sâu đi sát kiểm tra... Nhiều dự án của EVN chậm tiến độ khiến tình trạng thiếu điện cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không chỉ để xảy ra tình trạng gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, EVN giai đoạn 2018 - 2023 còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thua lỗ liên tiếp dẫn đến lỗ lũy kế lớn.

Thống kê của Dân Việt cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến cuối năm 2023, doanh thu của Tập đoàn tăng trưởng liên tục qua các năm, với mức tăng bình quân 5,2%/năm.

Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận lại không hề "sáng". Riêng khoản lỗ sau thuế hợp nhất năm 2022 là trên 20.700 tỷ đồng và năm 2023 (ước tính) khoảng 17.000 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỷ đồng. Chỉ tính đến 30/6/2023, EVN đang gánh số lỗ lũy kế lên đến 43.845 tỷ đồng.

Một chỉ tiêu khác cũng đáng lưu tâm tại EVN giai đoạn này. Theo đó, tổng tài sản của EVN đến cuối năm 2023 chỉ còn trên 630.500 tỷ đồng, "bốc hơi" 90.000 tỷ so với thời điểm 31/12/2019 – năm đầu tiên ông Nhân đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc (tương đương giảm 12,6%).

Quy mô tài sản suy giảm, trong khi vốn chủ sở hữu không biến động mạnh là điều không hề mong muốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu luôn duy trì quanh mức 2% (giai đoạn 2018 – 2022). Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn này. Trên thực tế, nợ khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước tăng cao là vấn đề được nhắc nhiều trong các báo cáo tình hình kinh tế xã hội khi Chính phủ gửi tới Quốc hội trong tất cả các kỳ họp.

Những bất cập tồn tại của EVN được nhận diện. Công cuộc "tái cơ cấu" dàn nhân sự đã diễn ra tại EVN và các đơn vị thành viên sau sự cố về cung ứng điện năm 2023, nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành cung cấp điện của EVN và các đơn vị thành viên; đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn Nhà nước tại đơn vị này.

Theo đó, ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc thay thế ông Nhân vào tháng 12/2023 và trước đó vào tháng 7/2023, Thứ trưởng Đặng Hoàng An được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch tập đoàn này.

Hậu "thay người", công tác cung ứng điện của EVN đã ghi nhận những "điểm cộng" trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ trong 4 tháng đầu năm EVN và các đơn vị đã khởi công 34 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 36 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV, trong đó đã hoàn thành trong tháng 4 một số dự án quan trọng như: Trạm biến áp 220kV Phố Cao và đấu nối, máy biến áp 220kV thứ 2 trạm biến áp Thái Thụy...

Các điểm nghẽn cho các dự án dần được tháo gỡ. Kết quả, đến hết ngày 31/5/2024, Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn NMNĐ Nam Định I – Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành công tác dựng cột, đáp ứng được mục tiêu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tính đến hết ngày 31/5/2024, toàn tuyến đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã hoàn thành 1.177/1.177 vị trí móng. Toàn tuyến đã bàn giao 775/1.177 cột thép; hoàn thành lắp dựng và đang lắp dựng 748/1.177 cột; hoàn thành và đang kéo dây 41/513 khoảng néo. 

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là dự án trọng điểm cấp bách và phải hoàn thành vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc ngay từ mùa nắng nóng năm nay. Hiện tại EVN đang rốt ráo để sớm hoàn thành dự án này.

Đến hết tháng 5 mặc dù sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc tính theo ngày đã đạt kỷ lục mới, vượt 1 tỷ kWh, song tình trạng thiếu điện diện rộng gây bức xúc dư luận, đặc biệt là tại miền Bắc như tình trạng diễn ra trong năm 2023 chưa xảy ra.

Đối với các dự án chậm tiến độ như dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I, tiến độ đã đạt gần 60%, trong khi tính toán dự kiến trước đó chỉ đạt  61% vào cuối năm nay.

Mặc dù vậy, nếu nhìn ở góc độ tài chính, có lẽ EVN chưa thể ngay lập tức thoát lỗ trong năm 2024 và có thể lâu hơn. Cũng còn quá sớm để khẳng định rằng việc "thay tướng" lần này là phương án tốt nhất đối với EVN, thế nhưng những thay đổi tích cực nhãn tiền có thể thấy là không thể phủ nhận. 

Củng cố thượng tầng, PVN từng bước vượt khó ngoạn mục

Còn tại PVN, từ năm 2005 đến 2017, PVN đã trải qua 4 đời Chủ tịch và cả 4 cựu lãnh đạo trên đều bị khởi tố bắt tạm giam, liên quan đến tham nhũng. Điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của PVN gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến giữa năm 2019, dàn lãnh đạo thượng tầng được củng cố, PVN từng bước vượt khó.

Đến năm 2023, PVN đã lập một loạt kỷ lục kinh doanh mới như: Doanh thu đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm. Quy mô doanh thu năm 2023 đã tăng 66,6% so với năm 2020, tương đương 9,2% GDP cả nước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại PVN duy trì mức cao, có thời điểm lên tới trên 11,5%.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 54,5 nghìn tỷ đồng, vượt 57% kế hoạch năm. Năm 2022 và 2021, PVN cũng lãi "khủng".

Trước đó, năm 2020 trong bức tranh nhiều gam tối của ngành dầu khí thế giới năm 2020 với hàng loạt tập đoàn tên tuổi bị thua lỗ, thậm chí phá sản, PVN là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí "vượt bão" an toàn. 

Về đầu tư, giá trị thực hiện đầu tư của năm 2023 đạt mức tăng trưởng cao nhất sau nhiều năm với mức tăng 24% so với thực hiện năm 2022. PVN đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại và đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm khó khăn gồm: Dự án Thái Bình 2; Kho cảng LNG Thị Vải; đưa vào khai thác sớm 4 mỏ/công trình dầu khí (nhiều hơn so với kế hoạch năm 1 mỏ công trình).

Đáng nói, PVN cũng có 2 phát hiện dầu khí mới, đồng thời cũng thực hiện ký kết các hợp đồng EPC dự án phát triển mỏ thuộc Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn sau nhiều năm....

Tuy nhiên, PVN vẫn còn những hạn chế được Kiểm toán Nhà nước nhắc tên trong báo cáo gửi tới Quốc hội kỳ này như: Dự án chậm tiến độ, đặc biệt có trường hợp chậm trên 10 năm như PETEC Cái Mép; dự án dừng, tạm dừng thi công còn tồn đọng chi phí dở dang lớn, chưa được xử lý dứt điểm như PVCFC (03 dự án 3,56 tỷ đồng); PVPOWER (Dự án Công trình Luông Prabang (Lào) 131,56 tỷ đồng, Dự án tiểu khu 2 tại Nhơn Trạch 25,7 tỷ đồng); PVFCCo (03 dự án 81,73 tỷ đồng); quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn;...

Hiện ông Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN. Ông được bổ nhiệm từ 1/1/2024. Trước khi được bổ nhiệm, ông Hùng là Tổng Giám đốc của PVN (từ tháng 6/2019). Ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng Giám đốc của PVN.

(Còn nữa)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.886.881 VNĐ / thùng

74.25 USD / bbl

0.03 %

+ 0.02

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.781.141 VNĐ / thùng

70.09 USD / bbl

0.01 %

- 0.01

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.325.297 VNĐ / m3

3.38 USD / mmbtu

1.14 %

+ 0.04

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
4 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
7 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
9 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
9 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.