Chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDP) hiện hợp tác chặt chẽ với các startup vì cộng đồng, các cơ quan chính sách, nhà sáng lập trong hệ sinh thái khởi nghiệp để hỗ trợ cho khu vực các doanh nghiệp có tác động đến xã hội (social impact business – SIB) tại Việt Nam.
Với vị trí quản lý dự án này tại Việt Nam, bà Catherine Phương cho biết: "Mục đích là để các doanh nghiệp SIB nhận thức được tiềm năng của họ với việc đại diện cho Việt Nam để theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs)". Bà cũng cho biết thêm sự lớn mạnh của khu vực SIB sẽ giúp đất nước hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2030.
Theo một báo cáo của UNDP năm 2018, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình SIB được hiểu là vừa có hoạt động mang lại lợi ích kinh doanh, vừa có tác động tích cực đến môi trường cũng như xã hội. Sự cân đối giữa sứ mệnh cộng đồng với mô hình kinh doanh vì lợi nhuận giúp các doanh nghiệp SIB giải quyết được các vấn đề về môi trường và xã hội một cách bền vững.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi các doanh nghiệp hoạt động vì xã hội (social enterprise – SE) được pháp luật công nhận. Tương tự như SIB, các doanh nghiệp SE cũng hoạt động với mục tiêu kép về mặt kinh tế và xã hội (SE là một loại hình thuộc các doanh nghiệp SIB). Nhưng khác biệt ở chỗ, các doanh nghiệp này được thành lập dựa theo Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2015, với điều kiện phải trích ra ít nhất 51% lợi nhuận cho việc tái đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp không muốn hoạt động theo mô hình SE. Có thể là bởi cái nhìn sai lệch rằng mô hình này: sẽ ưu tiên mục tiêu vì xã hội hơn so với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Họ ưa thích "SIB" hơn bởi nó có định hướng về kinh tế nhiều hơn và có thể thu hút hơn với các nhà đầu tư.
"SE hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và có hạn chế trong việc quản lý, kinh doanh và tác động không lớn tới xã hội. Điều đó khiến họ có ít khả năng hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư" – trích một báo cáo của UNDP. Bà Phương cho biết: "Trong số các doanh nghiệp SIB, có tới 72% theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chỉ 12% là các doanh nghiệp SE, còn lại là những nhóm nhỏ khác".
Trong một báo cáo của British Council năm 2019, số lượng các doanh nghiệp SE tại Việt Nam là khoảng 19.125. Trong khi đó, theo UNDP, con số này với các doanh nghiệp SIB lên tới 22.000.
Một mô hình kinh doanh theo hướng bền vững bao gồm "cách tiếp cận mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới về công nghệ, cải thiện năng suất mà không bỏ qua các vấn đề về môi trường và xã hội đất nước đang phải đối mặt", bà Phương giải thích.
Mô hình các doanh nghiệp SIB khuyến khích sự đa dạng hóa và cải thiện vấn đề bình đẳng. Hầu hết doanh nghiệp SIB có nhân viên là nữ giới và có tới 3/4 trong số họ thuộc những gia đình có người mất khả năng lao động. Tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường đang là 3 lĩnh vực dẫn đầu về mục tiêu xã hội của các doanh nghiệp SIB, theo thống kê của UNDP.
Sự tăng tường hợp tác giữa các nhà lập chính sách, các tổ chức xã hội và những bên liên quan cũng rất cần thiết cho SIB. Hiện đã có một vài chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp SIB, có thể kể đến sự hỗ trợ của chính phủ về giảm gánh nặng thuế, qua các khoản trợ cấp…Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế trong việc thành lập chính sách và tổ chức các hoạt động hỗ trợ.
Tại tòa soạn Kinh tế và dự báo, PGS.TS Lê Xuân Đình cho biết sự thiết hụt về vốn và năng lực của nguồn nhân lực, sự hợp tác kém hiệu quả với các nhà chính sách cũng như khó khăn trong tuyển dụng đang là những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp SIB tại Việt Nam.
Để hỗ trợ khu vực doanh nghiệp SIB, UNDP gợi ý về việc mở rộng sự tiếp cận về vốn và các kênh tài chính khác, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp khu vực này với các doanh nghiệp khu vực tư nhân và thành lập mạng lưới các đại diện cho khu vực SIB trong nền kinh tế.
Mô hình kinh doanh cân bằng được mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội có thể tác động trực tiếp và lâu dài tới cộng đồng. Các doanh nghiệp SIB tại Việt Nam cũng đang có cái nhìn lạc quan và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành một nước có mức thu nhập trung bình. Hiện tại, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thành thức như nghèo đói, bất bình đẳng trong việc tiếp cận y tế và giáo dục cũng như nhu cầu phát triển bền vững về môi trường.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đang nhận thức được rằng đầu tư mô hình kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, phù hợp các lợi ích xã hội không hẳn là một việc mang tính từ thiện mà cũng có thể đem lại những lợi ích về mặt kinh tế. Việt Nam có thể tự hào về sự tăng trưởng của khu vực các doanh nghiệp xã hội về cả chất lượng và số lượng.