Quan điểm cho rằng ngành công nghệ bị chi phối bởi các công ty độc quyền được phổ biến rộng rãi đến mức nó đã "độc quyền hoá" cả những suy nghĩ, từ chiến lược của các nhà đầu tư đến các bản tóm tắt pháp lý của cơ quan giám sát chống độc quyền. Tuy nhiên, theo The Economist, việc duy trì vị thế độc quyền sẽ ngày càng khó hơn.
Sau một thời gian dài ổn định, ngành công nghiệp đang bước vào một giai đoạn sôi động. Ở Mỹ, ngành này đang chuyển sang hướng thiểu quyền (oligopoly), trong đó các công ty đứng thứ hai và thứ ba cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty dẫn đầu. Các công ty công nghệ lớn cũng đang giành giật tập khách hàng và dữ liệu: hãy chứng kiến cuộc đối đầu giữa Apple và Facebook về việc ai sẽ kiểm soát quyền riêng tư của người dùng iPhone. Và tất cả các tập đoàn kỹ thuật số trên khắp châu Á cũng đang đối đầu với nhau. Cấu trúc hiện nay của ngành khác xa với chủ nghĩa tư bản cởi mở, phân tán thời kỳ đầu. Nhưng xu hướng thiểu quyền có tính chất tích cực hơn độc quyền.
Cơn lốc của những sự sáng tạo mang tính huỷ diệt đã từng bùng lên mạnh mẽ ở Thung lũng Silicon. Danh sách các công ty bị lật đổ từ vị trí thống trị trải dài từ Fairchild Semiconductor đến Hewlett-Packard. Tuy nhiên, gần đây, những gã khổng lồ đã và đang bám trụ rất tốt: Apple và Microsoft đã có tuổi đời hơn 40 năm, Alphabet và Amazon cũng đã trên 20; thậm chí Facebook cũng sắp tròn 17 năm thành lập trong tháng này. Vậy điều gì đã xảy ra?
Hiệu ứng mạng lưới và quy mô đồng nghĩa càng to lại càng có lợi, cùng với đó dữ liệu có thể hoạt động như một rào cản đối với việc gia nhập ngành. Tìm kiếm, truyền thông xã hội, quảng cáo, thương mại điện tử, phát trực tuyến, gọi xe, giao hàng và thanh toán là những minh chứng cho tầm quan trọng của dữ liệu. Để đạt được vị thế tối cao trong lĩnh vực mà công ty đã lựa chọn, nhiều công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty lớn, đã tỏ ra ít muốn cạnh tranh trực tiếp với nhau trong thập kỷ qua. Ba tìm kiếm phổ biến nhất trên Microsoft Bing là Facebook, YouTube và Google. Liệu còn có mấy ai nhớ tới điện thoại Fire Phone của Amazon?
Thoạt nhìn thì mọi thứ không có gì thay đổi. Các công ty công nghệ đã tận hưởng một năm 2020 rực rỡ và các nhà đầu tư đang đặt cược cho những triển vọng lớn lao hơn. Giá trị thị trường 7,6 triệu USD của 5 gã khổng lồ của Mỹ dường như ngụ ý rằng doanh số của họ sẽ còn tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, có một sự thay đổi đang diễn ra. Quy mô của các công ty dẫn đầu không hề nhỏ đi - thị phần trung bình của chúng ổn định ở mức khoảng 35% trên mỗi phân ngành, với tổng số 11 ngành tại Mỹ. Nhưng thị phần của các công ty đứng thứ hai và thứ ba đã tăng từ 18% lên 26% kể từ năm 2015. Những con số này phản ánh hai xu hướng sâu sắc hơn.
Thứ nhất, các công ty công nghệ lớn đang buộc phải đa dạng hóa khi các sản phẩm cốt lõi đi đến giai đoạn chín muồi, các cơ hội công nghệ mới xuất hiện và những rủi ro pháp lý đang gia tăng ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Các công ty đã nhận biết được điều này từ nhiều năm trước, nhưng chỉ đến thời gian gần đây chúng mới thực sự xảy ra. Tỷ trọng doanh thu của 5 gã khổng lồ công nghệ Mỹ 22% đến 38% kể từ năm 2015. Microsoft và Alphabet đang cạnh tranh với Amazon về nền tảng đám mây. Về phần mình, Amazon hiện là một nhân tố đi lên trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số.
Xu hướng thứ hai, chiếm một phần ba sự thay đổi thị phần, là tiềm lực của những "kẻ ngoại lai". Tính từ lúc thành lập, Disney, nay đã 98 tuổi, đã sở hữu 116 triệu khách hàng trực tuyến mới trong 18 tháng, trong khi Walmart, 58 tuổi, đạt doanh thu trực tuyến 38 tỷ USD vào năm ngoái. Các công ty công nghệ độc lập như Shopify trong lĩnh vực thương mại điện tử và PayPal cũng đã bứt phá nhờ nhu cầu kỹ thuật số tăng đột biến do đại dịch, và đang tạo ra đủ lợi nhuận để tự duy trì.
Nhiều người có thể cho rằng sự cạnh tranh này là rất nhỏ nhặt, nhưng nó đã có tiền lệ ở châu Á, nơi khách hàng đã "đi tắt đón đầu", ranh giới giữa các sản phẩm bị xoá nhoà, dẫn đến sự thay đổi thị phần, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và sự đổi mới. Trung Quốc có Alibaba và Tencent và năm ứng cử viên khác trị giá 100 tỷ USD trở lên. Ấn Độ có Jio và Đông Nam Á có Grab, Gojek và Sea. Tất cả những công ty này đều hướng tới nhóm người đăng ký - những người có thể bị thuyết phục sử dụng một loạt dịch vụ một cách linh hoạt, thay vì bảo vệ độc quyền tĩnh bằng mọi giá. Họ tìm kiếm sự mở rộng thông qua đa dạng hóa, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải đối đầu với các đối thủ.
Một điều nguy hiểm là sự cạnh tranh thiểu quyền là một cuộc chiến đẫm máu. Nó vẫn chưa phá vỡ quyền độc quyền của Apple-Alphabet đối với các hệ điều hành điện thoại hoặc cửa hàng ứng dụng. Mặc dù các nhà quảng cáo có nhiều sự lựa chọn hơn, những người được quảng cáo vẫn không có sản phẩm thay thế thực sự cho các sản phẩm của Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook. Và có quá nhiều liên kết vững chắc giữa các công ty. Alphabet trả cho Apple tới 12 tỷ USD mỗi năm để đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của iPhone. Alibaba và Tencent sở hữu cổ phần trong một số công ty mới gia nhập của Trung Quốc.
Đây là lúc những kẻ muốn phá vỡ thế độc quyền có thể tạo ra sự khác biệt. Apple và Google phải đối mặt với các khiếu nại về các cửa hàng ứng dụng của họ. Trung Quốc có một danh sách mới về "chín điều không nên" dành cho các công ty thương mại điện tử, bao gồm cả việc không loại bỏ các công ty mới gia nhập ngành.
Tham vọng của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong nỗ lực thu hút doanh nghiệp sử dụng nền tảng đám mây của mình, Alphabet đang lỗ 6 tỷ USD mỗi năm — nhiều hơn số tiền mà Amazon đã mất trong suốt thời gian tồn tại của mình. Disney lên kế hoạch sở hữu 325 triệu người đăng ký vào năm 2024. PayPal dự định sẽ có 750 triệu người dùng siêu ứng dụng tài chính của mình vào năm 2025. Walmart vừa mua một công ty quảng cáo. Facebook đang tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử. Microsoft đã cân nhắc mua hai công ty truyền thông xã hội, TikTok và Pinterest. Huawei ở Trung Quốc đang bận rộn tạo ra một giải pháp thay thế sự độc quyền hệ điều hành của IOS-Android.
Cạnh tranh thiểu quyền có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng theo một số cách. Điều này cung cấp cho họ nhiều sự lựa chọn hơn bởi nhiều công ty cạnh tranh để cung cấp một loạt các dịch vụ mở rộng: 11 công ty Mỹ có hơn 100 triệu thuê bao kỹ thuật số. Nó có thể nâng cao các tiêu chuẩn, khi các nền tảng tự trở nên khác biệt bằng sự tin tưởng của khách hàng. Đó là lý do tại sao Apple sẽ sớm hỏi người dùng iPhone xem họ có muốn chọn không tham gia theo dõi dữ liệu của Facebook hay dừng quảng cáo hay không. Và nó có thể thúc đẩy sự đổi mới khi các công ty tìm kiếm các công cụ mới, chẳng hạn như thực tế ảo, để kiểm soát quyền truy cập của khách hàng.
Quay trở lại năm 2000, một số người dự đoán rằng công nghệ và sự độc quyền là không thể tách rời, và dần chấp nhận thực tế này. Ngày nay không ai biết liệu mô hình cạnh tranh thiểu quyền đang nổi lên sẽ kéo dài hay mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hay không. Nhưng những điều kiện ngày càng trở nên hứa hẹn hơn. Các nhà quản lý đang cố gắng tạo ra thị trường mở, dẫn đến một nền kinh tế kỹ thuật số có mức độ cạnh tranh lớn hơn, và khi đó người tiêu dùng và doanh nghiệp
Theo The Economist