Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu một năm mới khó khăn. Giới đầu tư đang chờ đợi cú huých từ chính sách kích thích kinh tế bắt đầu Trung Quốc và sự tiến triển của thị trường trong nước.
Khởi đầu khó khăn
Những phiên đầu năm mới, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến áp lực bán tháo rất mạnh. Chỉ trong 3 phiên đầu tiên, chỉ số VN-Index rớt gần 100 điểm và vốn hóa bốc hơi nhiều nhất 15 tỷ USD.
Trong những phiên vừa qua, thị trường có dấu hiệu ổn định trở lại nhưng chỉ số chứng khoán VN-Index đang ở mức khá thấp, khoảng 930 điểm, so với mức gần 1.030 điểm hồi đầu tháng 11/2019.
Đây là diễn biến kém tích cực nhất của TTCK Việt Nam trong nhiều năm qua. Hai cú sốc lớn trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của các nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn, trong cả ngắn và dài hạn.
Theo SSI Research, sự trầm lắng của TTCK có thể kéo dài nếu như không có diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế.
Biến động chỉ số VN-Index trong 3 tháng qua. |
Báo cáo của CTCK Sài Gòn cho biết, thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc vốn được coi là sự kiện đáng trông đợi nhất cho đầu năm 2020, tích cực cho cả phía Mỹ và Trung Quốc cũng như kinh tế thế giới. Thông tin này đáng ra sẽ là yếu tố tạo đà tăng cho thị trường trong cả năm.
Tuy nhiên, hai sự kiện lớn đã xảy ra và bước đầu có sức lan toả đúng như mong đợi; nhưng bất ngờ Mỹ - Iran bất ngờ nã tên lửa và đại dịch Corona bùng phát.
Tâm lý giới đầu tư trồi sụt liên tục thể hiện rõ nhất qua biến động của đồng tiền trú ẩn là JPY. Đồng tiền này tạo đáy vào giữa tháng 1 trong khi tạo đỉnh vào đầu và cuối tháng, khoảng cách giữa đỉnh và đáy lên tới 1,92%. Vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ tăng giá mạnh trong khi giá dầu giảm sâu.
Vị thế trọng yếu của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến tổng thiệt hại kinh tế do dịch nCoV có thể lớn hơn nhiều so với mức 40 tỷ USD của SARS năm 2003. Dịch bệnh là biến cố lớn và bất ngờ, khiến các sự kiện khác như căng thẳng Mỹ - Iran, thỏa thuận Mỹ -Trung ngày 15/1, Brexit vào 31/1, phiên họp tháng 1 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed)... trở lên mờ nhạt. Thị trường tài chính 2020 trở nên khó lường và kém tích cực hơn nhiều so với các dự báo đưa ra tại thời điểm cuối năm 2019.
Đây cũng là một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế vốn đang có nhiều bất ổn của Trung Quốc. Các chính sách nới lỏng của PBoC sẽ tiếp tục được mở rộng với tốc độ mạnh hơn so với 18 tháng qua để vực lại nền kinh tế. Thực tế, trong tháng 1 và những ngày đầu tháng 2, PBoC liên tục bơm mạnh tiền trên thị trường mở và hạ lãi suất mua kỳ hạn 10 điểm cơ bản. Đồng Nhân dân tệ (CNY) trong cả tháng 1 hồi phục về mức dưới 7,0 nhưng áp lực giảm giá của CNY trong thời gian tới vẫn ở mức cao.
Ông Tập Cận Bình thăm một trung tâm kiểm soát và ngăn chặn coronavirus ở Anhuali tại Bắc Kinh. (Ảnh: ST) |
Chờ tin tốt đến sớm
Theo SSI Research, hiện có hai diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi. Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng.
TTCK trong tháng đầu năm đã trải qua hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn 1 là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số tích lũy đi lên và giai đoạn 2 giảm điểm nhanh, lấy đi toàn bộ giá trị tích lũy cả năm trước đó do ảnh hưởng của Corona.
Giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, có 3 nhân tố chính hỗ trợ VN-Index tăng điểm. Đó là thông tin tích cực của nhóm ngân hàng, dòng vốn ngoại và kết quả kinh doanh quý 4/2019 khá sáng sủa các của doanh nghiệp niêm yết.
Cụ thể, trong nhóm ngân hàng, BID, CTG, VPB tăng điểm mạnh và nằm trong top các cổ phiếu hỗ trợ lớn nhất cho VN-Index. Tổng giá trị vốn hóa của lĩnh vực ngân hàng đạt hơn 1,04 triệu tỷ đồng vào ngày 22/01, tăng 8,6% so với thời điểm cuối năm 2019.
Các nhà đầu tư chờ làn sóng giải cứu tại các nước. |
Các NĐT nước ngoài chuyển sang mua ròng sau 5 tháng bán ròng trên sàn HOSE. Nhóm này mua ròng tới 2,1 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 1/1-22/1. Xét riêng với dòng vốn ETF, VFMVN30 là quỹ tích cực tăng vốn nhất trong giai đoạn đầu năm, với giá trị mua ròng trong tháng 1 đạt gần 264 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 4/2019 nhìn chung tích cực với tổng lợi nhuận sau thuế quý 4/2019 trên HOSE tăng 20,66% so cùng kỳ, kéo cả năm lên 12,1%. Lợi nhuận sau thuế của hai lĩnh vực vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng và bất động sản tăng 29,8% và 32,6%.
Giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ, chỉ số giảm mạnh do một nguyên nhân duy nhất là Corona. Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam, theo đó nếu nCoV được khống chế kịp thời trong quý 1, ước tính GDP 2020 tăng 6,27%; nếu khống chế được dịch trong quý 2, GDP năm nay chỉ tăng 6,09%. Cả hai kịch bản đều đưa ra ước tính thấp hơn nhiều so với mức trên 7% của hai năm liền trước.
Corona làm đảo lộn mọi dự báo, TTCK quý 1 rơi vào trầm lắng, ảnh hưởng đến cả năm 2020
Kể từ cuối tháng 1, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu bắt đầu đảo chiều. Corona làm giảm mạnh dự báo tăng trưởng của các nước Đông Á, buộc các nhà quản lý quỹ phải thay đổi chiến lược. Nhóm các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á bị rút vốn mạnh do có mức độ liên thông về sản xuất và tiêu dùng lớn với Trung Quốc. Giá trị rút vốn khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu ở khu vực này vào tuần đầu tháng 2 đã tăng lên mức cao nhất 19 tuần. Triển vọng thu hút vốn nước ngoài cho TTCK trong tháng 2 và kể cả các tháng tiếp theo của Việt Nam vì vậy đã giảm xuống mức thấp.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể khiến thời gian phong tỏa ở Trung Quốc kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là đợt tác động tiêu cực thứ hai sau đợt 1 là sụt giảm du lịch và tiêu dùng. Tiếng “kêu cứu” của các doanh nghiệp hay hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày một lớn và cho dù tiếng nói đó có cơ sở hay không thì tâm lý của thị trường chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong các năm trước, sóng đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho TTCK Việt Nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo. Năm 2020, nếu không có, sức nóng của thị trường sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy.
M. Hà