Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực'

28/06/2024 02:20
Căng thẳng địa chính trị và các chính sách bảo hộ đã làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát trên toàn cầu.
Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực' - Ảnh 1

Chính sách bảo hộ trong nước đang làm trầm trọng thêm vấn nạn lạm phát lương thực toàn cầu. Ảnh: Getty Images

Dẫn đánh giá của Olam Agri – một trong những tập đoàn kinh doanh sản phẩm nông nghiệp lớn nhất toàn cầu, tạp chí Financial Times ngày 26/6 cho biết thế giới đang phải đối mặt với “cuộc chiến lương thực , thực phẩm” do căng thẳng địa chính trị gây ra trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung suy yếu.

Olam Agri đang hoạt động tại hơn 60 quốc gia và cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp cho 22.000 khách hàng trên toàn thế giới.

“Chúng ta đã trải qua các cuộc chiến vì dầu mỏ. Nhưng chúng ta sẽ phải đối mặt với cuộc chiến lớn hơn, lần này là lương thực và nước uống”, Sunny Verghese, Giám đốc điều hành Olam Agri, phát biểu tại hội nghị người tiêu dùng Redburn Atlantic và Rothschild vào tuần trước.

Ông Sunny cảnh báo rằng rào cản thương mại do các chính phủ áp đặt nhằm hỗ trợ dự trữ lương thực trong nước đã làm trầm trọng thêm vấn nạn lạm phát lương thực .

Trên thực tế, giá lương thực bắt đầu tăng sau đại dịch COVID-19 và tăng vọt sau khi xung đột Ukraine leo thang kèm theo đó là các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Những hạn chế này đã khiến một số hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón bị đình trệ, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở các nước nghèo hơn.

Theo vị giám đốc điều hành của Olam Agri, lạm phát giá lương thực tăng cao một phần là kết quả của các chính sách can thiệp của chính phủ khi các nước giàu hơn dự trữ các mặt hàng chiến lược đã tạo ra mất cân đối cung-cầu quá mức.

“Ấn Độ, Trung Quốc, mọi nước đều có kho dự trữ. Điều này chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề toàn cầu”, ông Sunny chỉ ra.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã cản trở sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu và cũng dẫn đến gia tăng  chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới. Ông Sunny đề cập đến việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ vào năm 2022 để bảo vệ thị trường địa phương và Ấn Độ áp đặt các hạn chế xuất khẩu một số loại gạo vào năm ngoái trong nỗ lực kiềm chế giá nội địa tăng cao.

Trong một tuyên bố gần đây, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Volker Turk đã cảnh báo rằng, thế giới đang tiến tới một tương lai thảm khốc, khi hàng chục triệu người đối mặt với nạn đói nếu biến đổi khí hậu không được giải quyết thỏa đáng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có tác động tiêu cực đáng kể đến cây trồng, đàn gia súc và hệ sinh thái, làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung lương thực toàn cầu.

Tin mới

Sau "tháng trăng mật", người Trung Quốc bắt đầu rao bán xe điện Xiaomi SU7: Người hết tiền, người chê chật, người chốt lãi, người hết kiên nhẫn
7 giờ trước
Từng được coi là một hiện tượng trong làng xe điện tại Trung Quốc, Xiaomi SU7 bắt đầu tới giai đoạn mất dần sức hút.
Thị trường ô tô Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng những tháng cuối năm
6 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ vào những tháng cuối năm 2024, nhờ vào việc đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ (LPTB) cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Không iPhone hay Samsung, người Triều Tiên chỉ dùng loại smartphone này: "Tìm khắp thế giới không đâu có"
6 giờ trước
Những mẫu smartphone như Samsung hay iPhone không được bày bán. Người dân Triều Tiên sử dụng những thiết bị sản xuất trong nước với thiết kế và tính năng đặc biệt.
Xe ga Honda đẹp ngang ngửa Vespa, mới về Việt Nam: Dân mạng chê nhất một điều
5 giờ trước
Đây là mẫu xe có sự khác biệt khá lớn so với các sản phẩm trước đó của Honda.
Thực hư bún tươi chứa formol
5 giờ trước
Kết quả test nhanh của một nhóm người “phục vụ sự kiện” cho thấy bún tươi chứa hàn the và formol nhưng kết quả xét nghiệm các mẫu bún niêm phong từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 khẳng định “không chứa bất cứ loại hoá chất nào”.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.180.916 VNĐ / tấn

169.90 JPY / kg

1.01 %

+ 1.70

Đường

SUGAR

11.521.165 VNĐ / tấn

20.53 UScents / lb

-0.39 %

- -0.08

Cacao

COCOA

198.969.041 VNĐ / tấn

7,816.50 USD / mt

0.37 %

+ 28.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

125.509.424 VNĐ / tấn

223.65 UScents / lb

-1.27 %

- -2.87

Đậu nành

SOYBEANS

10.969.328 VNĐ / tấn

1,172.80 UScents / bu

0.94 %

+ 10.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.235.732 VNĐ / tấn

329.15 USD / ust

0.26 %

+ 0.85

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

27.329.796 VNĐ / tấn

48.70 UScents / lb

3.53 %

+ 1.66

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

"Vua" trái cây dẫn đầu kim ngạch trong nhóm rau quả xuất khẩu
2 giờ trước
Sầu riêng - "vua" trái cây tiếp tục dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong nhóm rau quả với 1,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay.
Sầu riêng được mùa, trúng giá, nông dân thu lời tiền tỷ mỗi ha
32 phút trước
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng sầu riêng tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, mỗi ha sầu riêng thu hoạch sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Cổ phiếu trụ kéo, sắc xanh tiếp tục áp đảo VN-Index tăng hơn 7 điểm
9 giờ trước
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 7,06 điểm lên 1.276,85 điểm, tương ứng tăng 0,56% với thanh khoản ở mức thấp chỉ hơn 15.577 tỷ đồng; HNX-Index tăng nhẹ 0,63 điểm lên 241,43 điểm.
Thực hư 2 brand đồ uống Việt nổi tiếng nhất hiện nay đã về chung nhà, từ slogan đến cách PR cứ na ná nhau?
15 giờ trước
Đang là những thương hiệu trà sữa, cà phê ăn nên làm ra tại thị trường Việt Nam vậy nên thông tin nghi vấn Katinat và Phê La về chung nhà khiến rất nhiều người bất ngờ.