Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, than có giá cao đến thế. Chính phủ và các công ty sản xuất trên toàn cầu sẵn sàng trả những khoản tiền kỷ lục để giữ có đủ điện, giữ cho các nhà máy của mình hoạt động. Đó là thực tế nhức nhối mà các lãnh đạo toàn cầu phải đối mặt tại cuộc đàm phán về khí hậu tại Glasgow trong tháng này và hy vọng về một thoả thuận chấm dứt sự phụ thuộc vào loại nhiên liệu bẩn nhất của thế giới.
Việc đốt than là trở ngại lớn nhất cho mục tiêu Thoả thuận chung Paris Paris, hạn chế sự nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Thông thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi đó là một "cơn nghiện chết người" còn chủ tịch COP26 Alok Sharma kêu gọi các nhà lãnh đạo "khai tử than".
Các nguồn sản xuất năng lượng chính của thế giới .
Đã có những tín hiệu về sự tiến bộ - đường ống toàn cầu của các nhà máy nhiệt điện than mới đã thu hẹp gần 70% kể từ năm 2015. Trung Quốc tháng trước tuyên bố dừng xây các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, trong khi Đức muốn chấm dứt sử dụng than vào cuối thập kỷ này. Hơn 40 quốc gia cam kết không sử dụng thêm than. Năng lượng tái tạo cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ của giá than những tuần gần đây cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết rằng những cam kết đó vẫn chưa đủ. Nhân loại đang phụ thuộc quá nhiều vào than.
Thứ nhất, than tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng cơ cấu sản xuất điện của thế giới với tỷ lệ lớn. Vẫn còn nhiều mỏ than mới được xây dựng hơn là những nhà máy cũ ngừng hoạt động và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo lượng khí thải từ ngành điện sẽ mức kỷ lục vào năm 2022 khi việc sử dụng điện than tăng mạnh.
Để đạt được mục tiêu hạn chế Trái Đất nóng lên 1,5 độ C, lượng khí thải từ than đá cần phải giảm nhanh hơn khoảng 2 lần so với ô nhiễm từ dầu và khí đốt trong thập kỷ này. Cụ thể, lượng phát thải than cần giảm 90% từ năm 2019 đến năm 2030.
Lượng tiêu thụ than của thế giới trong 30 năm qua.
Đây là thách thức rất lớn, thậm chí còn khó khăn hơn do nhu cầu sử dụng than để sản xuất điện tăng cao trong năm nay. Thiếu điện, thiếu khí đốt tự nhiên đã thúc đẩy nhu cầu than, khiến giá than tăng vọt.
Trong khi sản lượng bị hạn chế do các công ty khai thác lớn buộc phải từ bỏ than do áp lực từ nhà đầu tư, giá bán cao có thể thu hút các công ty tư nhân hoặc công ty có quy mô nhỏ. Họ không gặp các hạn chế tương tự.
Giống hầu hết các khía cạnh khác, nhu cầu than trong 3 thập kỷ qua là câu chuyện về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khi nhà xưởng của thế giới tập trung tại đây, nhu cầu về điện giá rẻ cũng tăng cao để cấp nhiên liệu cho mọi thứ, từ các nhà máy thép đến các thành phố.
Từ năm 1990, nhu cầu than của Mỹ đã giảm một nửa, phần lớn do các công ty điện đã chuyển sang sử dụng khí đốt. Nhu cầu của châu Âu giảm gần 2/3. Tuy nhiên, nhu cầu tăng tại Trung Quốc đã bù đắp tất cả. Hiện tại, nhu cầu than tại Trung Quốc chiếm hơn 1 nửa tổng nhu cầu toàn thế giới.
Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ hiện đốt than nhiều hơn cả châu Âu và Mỹ cộng lại. Các nhà khai thác cũng đặt cược vào nhu cầu tăng lên tại Việt Nam, Bangladesh hay Indonesia. Trong năm nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam đã mở thêm hơn 600 nhà máy điện than.
Thứ tự các loại nhiên liệu "bẩn" nhất thế giới.
Giai đoạn này được xem là thập kỷ của năng lượng tái tạo. Sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ, trợ cấp khổng lồ từ các chính phủ và khiến những cánh đồng pin mặt trời hay tuabin gió trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, bất chấp việc thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh, đốt than vẫn là cách sản xuất năng lượng được yêu thích nhất trên thế giới, chiếm 35% tổng lượng điện. Trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tăng từ 20 lên 29% trong thập kỷ qua, than chỉ mất 5% điểm phần trăm trong cùng thời kỳ.
Than là nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và là nguồn khí nhà kính lớn nhất của ngành điện. Lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm kỷ lục vào năm ngoái nhưng nguyên nhân được cho là do suy giảm nhu cầu bởi đại dịch chứ không phải bước thay đổi lớn trong việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Lượng khí thải toàn cầu đang tăng trở lại trong năm khi khi kinh tế phục hồi và tình trạng thiếu điện xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Tham khảo: Bloomberg