Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng

04/04/2018 13:15
Hiện LeJacks có khoảng 5.000 tiếp viên nữ và mức lương của những nhân viên như Hanazuka và Julie vào khoảng hơn 300.000 USD/năm, cao hơn rất nhiều so với mức lương bình quân 37.000 USD/năm của nữ giới Nhật.

Cô Karen Hanazuka, sinh viên 24 tuổi người Nhật Bản bước sang năm cuối tại trường đại học, đáng lẽ ra cô phải thay những bộ trang phục thoải mái bằng những bộ cánh lịch sự để đi kiếm việc làm như bao bạn cùng lớp khác.

Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là cô sinh viên sắp có bằng cử nhân kinh tế này lại chả quan tâm đến việc tìm một nghề tử tế toàn thời gian như bạn bè cùng trang lứa, thay vào đó cô lại muốn tiếp tục công việc tiếp viên quán bar bán thời gian như mình đang làm.

"Tôi không đi tìm việc làm bởi chẳng có công việc tử tế nào ngoài kia cả. Làm công việc tiếp viên quán bar đáng giá hơn nhiều", cô Karen chia sẻ.

Flirt With Me from shiho fukada on Vimeo .

Những Geisha thời hiện đại

Tại Nhật Bản, những tiếp viên quán bar hay Hostess là những phụ nữ trẻ mua vui cho khách hàng. Họ được trả tiền để đùa cợt và làm nóng không khí trong các bữa tiệc, nhưng không bao gồm việc quan hệ tình dục. Thông thường những nhân viên này sẽ kiêm nhiệm luôn việc chăn dắt, mời khách hàng và giữ mối khách đến quán bar. Thu nhập của họ sẽ tùy thuộc vào số lượng khách mời được đến quán.

Tại những quán bar như thế này, khách hàng sẽ trả khoảng 3.000 Yên/giờ cho đồ uống của bản thân và 1.000 Yên cho mỗi đồ uống mà khách muốn mời tiếp viên.

Giống như những Geisha thời xưa chỉ bán nghệ không bán thân, những Hostess tại Nhật này chỉ hầu rượu mua vui cho khách, giữ mối quan hệ và mời khách đến quán chứ không phải hành nghề mại dâm. Vậy tại sao công việc được cho là không mấy sạch sẽ ở nhiều nước lại thu hút cả những cử nhân như cô Hanazuko tại Nhật?

Theo phía cảnh sát Nhật, có ít nhất 70.000 phụ nữ đang làm nghề này tại Nhật. Thậm chí nghề này dần trở nên nổi tiếng khi các tiếp viên được mời đến show truyền hình, tham gia phim điện ảnh đồng thời thu hút được một lượng lớn nữ giới trẻ tham gia. Rất nhiều cựu tiếp viên quán bar trở thành người mẫu, diễn viên và thậm chí là doanh nhân.

Với sự hỗ trợ của ngành truyền thông, quan niệm của người dân về nghề tiếp viên đã dần thay đổi, thậm chí trở nên vô cùng chuyên nghiệp.

Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 1.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 2.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 3.

Cô Ku, tiếp viên 24 tuổi và Cô Cocoa Aiuchi, tiếp viên 21 tuổi tại Nhật Bản

Ngoài ra, việc thiếu cơ hội việc làm trong xã hội Nhật cũng góp phần đẩy lượng lớn nữ giới vào ngành công nghiệp đầy tai tiếng này.

"Ngày nay, rất nhiều cô gái trẻ mong muốn trở thành tiếp viên quán bar nhưng cũng có nhiều phụ nữ chọn nghề này vỉ chẳng có cơ hội việc làm nào khác", đại diện liên đoàn tiếp viên nữ Eriko Fuse nói.

Thậm chí, nhiều du học sinh ở nước ngoài như Trung Quốc cũng dấn thân vào con đường này. Trong một bài phỏng vấn của tờ The Post, chị Hiraku, một phụ nữ Trung Quốc sang Nhật từ thập niên 1980 cho biết mình đã tham gia nghề này từ khi còn đang học cấp 3.

Bất bình đẳng xã hội

Mặc dù Nhật Bản đã ban hành bộ luật bình đẳng cơ hội việc làm cho nữ giới vào năm 1986 nhưng phụ nữ tại đây vẫn phải đối mặt với các thách thức như lương thấp, công việc nhàm chán không quan trọng hay vị trí làm việc tạm thời. Kể cả khi có được công việc, phái yếu Nhật phải đối mặt với vô vàn thách thức trong công việc để có thể thăng tiến.

Tại Nhật, nữ giới chỉ thu nhập tương đương 69,8% so với nam giới trong cùng ngành nghề và điều kiện, thấp hơn mức 78,2% tại Mỹ. Số liệu năm 2008 cho thấy chỉ 9,8% nữ giới Nhật được làm quản lý so với 42,7% tại Mỹ.

Chính vì nguyên nhân này mà một cử nhân đại học kinh tế như Hanazuka không muốn làm nhân viên văn phòng.

"Tôi không giỏi nghe theo lệnh sếp. Tôi cảm thấy buồn chán với những công việc không yêu cầu sự suy nghĩ và sáng tạo", Hanazuka nói.

Đồng quan điểm trên, một cựu tiếp viên quán bar là cô Julie, 31 tuổi cũng cho biết mình không hề hối tiếc khi từ bỏ nghề văn phòng để làm công việc này. Cô cho biết mình sẽ dùng số tiền kiếm được từ nghề này để khởi nghiệp.

Trong khi 1/3 số nhà khởi nghiệp tại Mỹ là nữ thì con số này ở Nhật Bản chưa đến 20%, chính điều này khiến nữ giới ở đây có ít lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai hơn.

Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 4.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 5.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 6.

Tỷ lệ nữ giới làm quản lý tại Nhật thấp nhất thế giới. Khoảng 70% lao động không thường xuyên tại Nhật là phụ nữ. Mức lương tại Nhật đang giảm mạnh từ sau thập niên 1990 (năm 2010=100 điểm).

Trong khi đó, chủ tịch Yoshihiro Nagata của chuỗi câu lạc bộ LeJacks Groove cho biết họ cung cấp cơ hội làm việc cho các cô gái với mức lương xứng đáng chứ không rẻ mạt như những công việc văn phòng.

Hiện LeJacks có khoảng 5.000 tiếp viên nữ và mức lương của những nhân viên như Hanazuka và Julie vào khoảng hơn 300.000 USD/năm, cao hơn rất nhiều so với mức lương bình quân 37.000 USD/năm của nữ giới Nhật.

Đối với chị Hiraku người gốc Trung Quốc, mức lương của chị tăng chóng mặt từ 17 USD/giờ lên mức 3.776 USD/tháng chỉ sau một thời gian ngắn làm việc.

Mặc dù vậy, bà Fusse cho biết chỉ 1% nữ tiếp viên trong nghề có thể kiếm được mức lương này, cố còn lại phải làm việc trong điều kiện không ổn định và đối mặt nhiều rủi ro. Thêm vào đó, phần lớn những cô gái làm trong nghề này thường chi tiêu nhanh chóng hết số tiền kiếm được mà hiếm khi có kế hoạch tích lũy về sau.

Nước mắt của "Lọ lem"

Đối với nhiều cô gái trẻ, việc trở thành Hostess hấp dẫn không chỉ vì mức thu nhập cao, không phải lao động vất vả nhưng lại bị coi thường như những nghề thường mà còn được ăn mặc đẹp, có cơ hội trở thành diễn viên, người mẫu hay được nhiều người hâm mộ.

Tuy vậy, tương tự như nhiều quốc gia khác, ngành nghề này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngoài việc dễ bị đẩy vào con đường bán dâm, nạn quấy rối tình dục và vô vàn những nguy cơ khác, các cô gái làm Hostess cũng phải đối mặt với sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Cô Cocoa Aiuchi, một tiếp viên 21 tuổi mếu máo nói với tờ Disposable Workers rằng mình không muốn đi làm nghề này nữa nhưng vì nhiều lý do, cô vẫn phải tiếp tục công việc đem đến cả tiền tài và danh vọng này.

Bạn không có nghe lầm, Cocoa khá nổi tiếng bởi cô không chỉ là tiếp viên mà còn làm người mẫu tạp chí, thu hút được lượng lớn người hâm mộ là những bé gái muốn theo đuổi nghề này. Tuy nhiên Cocoa cho biết nhiều bạn gái trẻ không lường trước được những khó khăn hay rủi ro mà họ sẽ gặp phải trong nghề. Việc làm Hostess không đơn giản là chỉ ngồi trò chuyện cợt nhả với khách rồi cụng ly.

Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 7.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 8.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 9.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 10.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 11.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 12.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 13.

Cô Julie, tiếp viên 31 tuổi và Cô Aya, tiếp viên 22 tuổi tại Nhật Bản.

Chính bản thân Cocoa cũng phải hướng niềm vui thú của mình vào việc mua sắm những bộ cánh lộng lẫy để làm động lực cho mỗi ngày đi làm. Dường như người con gái đầy quyến rũ này đã chán cảnh phải đánh đổi nhiều thứ để có được tiền tài, danh vọng theo kiểu này.

Tại Nhật Bản, rất nhiều tiếp viên nữ đang phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiệm trọng như suy gan hay nghiện rượu.

Cô Aya, một tiếp viên 22 tuổi cho biết mình làm nghề này từ năm 16 tuổi do gia đình khó khăn phải bỏ học. Đây là nghề duy nhất có thu nhập khả quan và không kiểm tra lý lịch. Đến hiện tại Aya không biết phải làm gì khác bởi cô không có bằng cấp.

Bởi lý do công việc, Aya không bao giờ đi ngủ trước 6 giờ sáng. Cô luôn phải đi uống tiếp cùng khách hàng sau 1 giờ sáng khi quán đã đóng cửa để giữ mối quan hệ. Theo Aya, điều khó khăn nhất với những tiếp viên như cô không phải vấn đề sức khỏe mà là tinh thần. Cô luôn cảm thấy bất an khi phải đi uống đêm với khách như vậy. Dù nổi tiếng nhưng Aya vẫn bị các khách hàng có học thức và giàu có coi thường, thậm chí có những hành vi động chạm.

Tương tự như vậy, chị Hiraku cho biết mình thường hay bị khách hàng động chạm và cách giải quyết chuyên nghiệp nhất là giả vờ cúi xuống nhặt cái gì đó hoặc chuốc vị khách đó uống nhiều hơn hay phân tán sự chú ý của họ. Một Hostess chuyên nghiệp cần luôn giữ nụ cười trên môi và không để khách hàng biết rằng họ ghét những hành vi như vậy.

Với những khó khăn như vậy, chị Aya cho rằng cách duy nhất để cô thoát khỏi nghề này là lấy chồng. Tuy nhiên, Giáo sư kinh tế Mariko Adachi của Viện IGS cho biết số lượng nam giới kiếm đủ thu nhập để nuôi gia đình hiện đang giảm. Kể từ thập niên 1990, nhiều công ty Nhật Bản đã chuyển nhà máy sang các nước thứ 3, khiến nhiều thanh thiếu niên hiện nay lâm vào cảnh thất nghiệp.

Tuy nhiên những người như chị Cocoa không quan tâm mấy đến vấn đề này. Bản thân chị Cocoa mong muốn kết hôn và trở thành người phụ nữ của gia đình dù người đàn ông đó không giàu.

"Những kẻ nhà giàu thì hay lừa chúng tôi. Anh ta có thể coi trọng tôi khi còn trẻ và xinh đẹp nhưng khi giá trị lợi dụng đã hết, họ sẽ coi tôi như giẻ rách", chị Cocoa nói.

Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 14.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 15.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 16.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 17.
Thế hệ những nữ cử nhân kinh tế Nhật Bản ra trường không đi xin việc, làm tiếp viên quán bar mua vui kiếm tiền, thu nhập cao gấp 10 lần so với làm văn phòng - Ảnh 18.

Đối với các tiếp viên Nhật Bản, rượu và tiệc tùng thâu đêm đã trở thành một phần cuộc sống của họ

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
57 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
40 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.