Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà

06/06/2021 07:30
Khả năng tài chính của thế hệ Y ở độ tuổi 40 ở Mỹ kém hơn về mọi mặt so với các thế hệ trước. Ít người thuộc thế hệ này sở hữu nhà hơn thế hệ cha mẹ của họ khi ở cùng độ tuổi. Hơn nữa, họ còn "ôm" khoản nợ nhiều hơn, đặc biệt là nợ sinh viên. Nói một cách đơn giản, họ đang rơi vào tình trạng "chưa giàu đã già".
Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 1.

Hiện tại, nếu những dự đoán về thời kỳ bùng nổ kinh tế hậu Covid-19 kéo dài là đúng, thì đây sẽ cơ hội cuối cùng để thế hệ Y làm giàu trước khi nghỉ hưu.

Nhóm lớn tuổi nhất của thế hệ Y tại Mỹ sinh ra vào năm 1981 và sẽ bước sang tuổi 40 trong năm nay. Những người lớn tuổi thuộc thế hệ này đã trưởng thành trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài vào những năm 1990, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức ổn định. Nếu họ còn nhớ về một cuộc suy thoái thời thơ ấu thì đó là năm 1990, khi nền kinh tế chỉ giảm dưới 2%.

Tuy nhiên, kể từ khi bước vào tuổi trưởng thành, họ đã phải đối mặt với những cuộc suy thoái lớn ở các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển khả năng tài chính. Họ 27 tuổi khi Lehman Brothers phá sản và cuộc Đại suy thoái xảy đến ở đúng thời điểm họ gia nhập thị trường lao động.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 2.

William Gale – thành viên cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Kinh tế tại Viện Brookings, cho hay: "Đại suy thoái đã níu chân họ. Sự kiện này gây ra tình trạng thất nghiệp, khiến tiền lương tăng chậm và việc tích lũy của cải trở nên khó khăn hơn."

Sau đó, khi đi đến thời điểm các thế hệ khác thường được tăng lương và thăng chức, thì các millennial lại đối diện với đại dịch Covid-19. Năm 2020, kinh tế Mỹ suy giảm 3,5%, trong khi đó nhóm người lớn tuổi nhất thuộc thế hệ baby boomer bước sang tuổi 40 khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,5%.

Giờ đây, kinh tế Mỹ đang hồi phục, khi các lĩnh vực như bán lẻ và sản xuất đang hoạt động tích cực hơn so với trước đại dịch. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng ở mức cao kỷ lục và sự giàu có cũng được thúc đẩy, đặc biệt là đối với những người Mỹ giàu nhất. Dẫu vậy, hiện vẫn chưa thể kết luận việc làm và tiền lương có thể "bắt kịp" hay không.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 3.

Đối với Kellie Beach – một luật sư bất động sản đã bước sang tuổi 40 vào tháng 4, điều đó có nghĩa là chị phải nhanh chóng thanh toán khoản nợ tín dụng. Beach liên tục phải quay vòng nợ và số dư. Chị chia sẻ: "Tôi tồn tại bằng thẻ tín dụng. Tôi quen với việc cứ quẹt thẻ và lại bội chi."

Song, đại dịch đã khiến Beach phải nhìn lại thói quen của mình. Chị cho hay: "Giờ đây, tôi có cảm giác khá vội vã. Tôi phải thoát khỏi đống nợ này. Tôi nóng lòng muốn tiết kiệm tiền cho quỹ khẩn cấp và đầu tư trở lại."

Tương tự, 1 tháng sau khi bước sang tuổi 40, Dustin Roberts mua căn nhà đầu tiên. Anh lớn tuổi hơn bố mẹ khi 2 người lần đầu tiên sở hữu nhà: khi đó họ 20 tuổi và 30 tuổi. Roberts không thể đẩy nhanh tốc độ tiết kiệm tiền, vì thay vào đó anh dùng phần lớn để thanh toán nợ sinh viên. Hiện tại, Roberts vẫn còn khoảng 38.000 USD trong khoản nợ sinh viên của Đại học Bang San Diego.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 4.

Roberts chia sẻ: "Bố tôi luôn cố gắng nói về tầm quan trọng của việc mua một ngôi nhà, đó là phương thức để ông đảm bảo tài chính. Tôi thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn bố tôi, nhưng không chắc rằng tôi khá hơn ông ấy."

Thế hệ Y tại Mỹ đi vay để trang trải học phí đại học nhiều hơn so với các thế hệ trước và khoản vay cũng lớn hơn. Millennial bắt đầu bước chân vào trường đại học vào năm 1999, họ chi trả trung bình 15.604 USD/năm cho học phí, lệ phí và phí ăn ở. Khi Gen X và baby boomer bắt đầu học đại học, con số đó là khoảng 10.300 USD (đã điều chỉnh theo lạm phát).

Những khoản chi phí đó thường "đeo bám" họ trong nhiều năm. Summer Galvez – vừa bước sang tuổi 40 vào tháng này, đã học tại Đại học Clark Atlanta (Georgia) một vài học kỳ, nhưng phải bỏ học vì không đủ khả năng chi trả. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, chị đã bị đuổi việc 2 lần. Galvez hiện đang điều hành 2 doanh nghiệp thành công ở Dallas – một công ty marketing và một tiệm bánh. Dẫu vậy, chị vẫn đang chi trả cho khoản nợ sinh viên sau 20 năm, dù không có bằng đại học.

Đối với millennial, việc học đại học là điều quan trọng. Thế hệ Y có bằng cử nhân trở lên kiếm được nhiều hơn 113% so với những người chỉ có bằng trung học. Tuy nhiên, con số này ở baby boomer chỉ là 57%.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 5.

Một số nhà kinh tế thậm chí còn dự đoán millennial sẽ không mua nhà sau vụ sụp đổ thị trường nhà ở năm 2008. Thế hệ này vẫn mua nhà, nhưng tỷ lệ sở hữu nhà thấp hơn so với các thế hệ trước đó: 61% đối với thế hệ Y, 68% đối với thế hệ X tuổi trung niên và 66% baby boomer trung niên sở hữu nhà.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 6.

Yếu tố khiến con số này thấp hơn có thể là do giá nhà đất đã tăng lên, đặc biệt là so với thu nhập. Thị trường bất động sản nhà ở đang cực kỳ nóng, một phần là do lãi suất thế chấp ở mức cực kỳ thấp. Millennial đang phải trả trung bình 328.000 USD để mua nhà, trong khi baby boomer chỉ phải chi 216.000 USD vào năm 1989. Mặt khác, tiền lương của họ chỉ tăng 20%.

Năm 2020, 18% người thuê nhà thuộc thế hệ Y cho biết họ có kế hoạch thuê nhà mãi mãi, con số tăng trong năm thứ 3 liên tiếp, theo báo cáo của Apartment List. Trong số những người thế hệ Y có kế hoạch mua nhà, 63% cho biết họ không có tiền tiết kiệm để đặt cọc.

Hơn nữa, tỷ lệ millennial sống với cha mẹ cũng cao hơn so với thế hệ trước. Theo Gale, điều này có thể giúp họ tiết kiệm tiền vì không phải trả tiền thuê nhà. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế thì đó là một dấu hiệu cho thấy khả năng tài chính của họ khá yếu. 

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 7.

Xét về giá trị tài sản, các baby boomer điển hình sở hữu khoảng 113.000 USD vào năm 1989, khi họ ở những năm đầu của độ tuổi 40. Trong khi đó, millennial chỉ sở hữu 91.000 USD vào năm 2019. Gale cho hay, thế hệ Y cũng có sự đa dạng về chủng tộc hơn.

Theo Gale, đại dịch đã khiến tình trạng bất bình đẳng tại Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Các gia đình da trắng sở hữu số tài sản cao gấp 8 lần gia đình da màu và gấp 5 lần gia đình gốc Tây Ban Nha. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ da màu hồi phục chậm hơn và cao hơn so với người da trắng.

Thế hệ Y tại Mỹ trước cảnh ‘chưa giàu đã già’: 40 tuổi vẫn ôm nợ sinh viên, sống với bố mẹ vì không có tiền mua nhà - Ảnh 8.

Do tuổi thọ tăng lên, millennial cũng nhận được tài sản thừa kế của gia đình (nếu có) ở thời điểm muộn hơn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao thế hệ Y 40 tuổi nghèo hơn các thế hệ trước. Theo đó, Lowell Ricketts, nhà khoa học dữ liệu của Viện Công bằng Kinh tế tại Fed St. Louis, nhận định rằng hiện tại có thể đã quá muộn để họ tận dụng khoản thừa kế và thực hiện một số mục tiêu, chẳng hạn như mua nhà, đầu tư chứng khoán và trả nợ.

Signe-Mary McKernan, một nhà kinh tế học và đồng giám đốc của sáng kiến ​​Cơ hội và Sở hữu tại Viện Đô thị ở Washington, cho thể mọi thứ vẫn chưa muộn. Theo bà, thế hệ Y lớn tuổi có thể thay đổi, bắt đầu bằng một khoản tiết kiệm khẩn cấp hay thậm chí là một khoản tiền nhỏ. Sau đó, họ có thể tập trung vào việc chuyển tiền vào tài khoản hưu trí, hoặc mua và sở hữu một ngôi nhà.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
22 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.