Thế mạnh tỷ USD Việt Nam lao dốc, những con số cảnh báoicon

Thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng, đơn hàng nợ chất đống,... Doanh nghiệp thủy sản đang rơi vào bế tắc khiến xuất khẩu sang các thị trường đồng loạt lao dốc.

Thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng, đơn hàng nợ chất đống,... Doanh nghiệp thủy sản đang rơi vào bế tắc khiến xuất khẩu sang các thị trường đồng loạt lao dốc.

 

Doanh nghiệp thiệt hại nặng

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 19 tỉnh phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ là khu vực trọng điểm của ngành thủy sản, chiếm 90-95% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Thế nhưng, trong 2 tháng giãn cách xã hội, chỉ có khoảng 30% nhà máy chế biến thủy sản tại khu vực này duy trì sản xuất cầm chừng đảm bảo được “3 tại chỗ”. Khoảng 70% số nhà máy không đủ điều kiện đã phải ngừng sản xuất.

Kéo theo, công suất sản xuất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-35% với ngành chế biến thủy sản. Riêng ngành cá tra chỉ đạt chưa đến 20% công suất. Nguyên nhân do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, doanh nghiệp thiếu lao động, không huy động được nguồn nguyên liệu để sản xuất, trong khi, chi phí sản xuất tăng mạnh.

Thế mạnh tỷ USD Việt Nam lao dốc, những con số cảnh báo
Xuất khẩu thuỷ sản giảm mạnh (ảnh: VS)

Báo cáo của VASEP chỉ rõ, với các DN sản xuất 3 tại chỗ, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,... ) và quy mô công suất chế biến được. Theo tính toán sơ bộ, một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3 tại chỗ” với chỉ 1/3 công suất, và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngừng sản xuất.

Hiệp hội này cho biết, tính đến tháng 7/2021, các đơn hàng xuất khẩu tăng 10-20% so với năm 2020, do nhu cầu thị trường đang tăng cao từ sự phục hồi của thị trường Mỹ, châu Âu, Trung quốc, Nhật Bản...

Tuy nhiên, từ cuối tháng 7, việc giãn cách xã hội gây ách tắc nguồn cung ứng giữa các tỉnh, nhà máy thiếu nguồn cung nên tiến độ giao hàng trễ lên đến 40-50%; khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy.

Thống kê cho thấy, xuất khẩu thủy sản tháng 8 đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 20-33% so với cùng kỳ năm 2020.

So với tháng 7/2021 (là tháng vẫn duy trì kim ngạch tăng nhờ lượng hàng dự trữ), tháng 8 xuất khẩu giảm 31%, trong đó tôm giảm 36%, cá tra giảm 31%, cá ngừ và cá biển khác giảm 25%, mực, bạch tuộc giảm 23%...

Xuất khẩu sang tất cả các thị trường trong tháng 8 đều giảm từ 16-50% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản đều giảm 36%, sang EU giảm 32% (riêng sang Hà Lan giảm gần 50%, Anh giảm 48%, Đức giảm 42%). Xuất khẩu sang Mỹ và Nga giảm ít nhất là 16%; Australia và Canada giảm 35% và 37%.

Chớp cơ hội cuối năm

Sau thời gian giãn cách dài, nhiều DN phản ánh đã đến mức báo động nếu không phục hồi sản xuất trong tháng  9. Sau thời điểm đó, khả năng đáp ứng được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm khá hạn chế, những đơn hàng mới hầu như khó thực hiện.

Thế mạnh tỷ USD Việt Nam lao dốc, những con số cảnh báo
Để chớp thời cơ cuối năm, các DN cần có đủ nguồn nguyên liệu (ảnh: MD)

Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, cho hay, dịp cuối năm thị trường rất sôi động, nhu cầu thuỷ sản tăng cao do các lễ hội và Tết. Nhiều khách hàng đang yêu cầu DN cung cấp đơn hàng đã ký để họ kịp bán trong dịp Noel. Trường hợp không giao được hàng, họ sẽ bỏ, quay sang mua của Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia. Còn nếu để mất khách hàng, mất thị trường thì phải 3-5 năm mới có thể khôi phục, thậm chí không khôi phục lại được.

Để duy trì sản xuất, có sản phẩm trả nợ đơn hàng, chớp thời cơ cuối năm, doanh nghiệp của ông phải áp dụng “7 xanh”. Đồng thời, tăng giá thu mua tôm nguyên liệu nhằm khuyến khích bà con thả nuôi ngay từ thời điểm đầu tháng 9, ông Quang chia sẻ.

Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT CTCP thực phẩm Sao Ta - cho rằng, chúng ta chưa sợ mất những thị trường xuất khẩu tiềm năng, bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh cũng gặp khó.

Thời gian tới, các doanh nghiệp phải cẩn trọng trong việc tăng cường lực lượng lao động. Ông mong Chính phủ đẩy mạnh và có cơ chế ưu đãi tiêm vắc xin cho những DN thủy sản, bởi phải an toàn mới duy trì sản xuất được.

Ngoài vấn đề lao động, phía DN của ông Lực đang lo đồng bộ từ nguyên liệu, vật tư đầu vào, cho đến nghiên cứu thị trường với thói quen mới của người tiêu dùng,... 

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân thông tin, phía Tổng cục đang đề nghị các cơ sở giống và thức ăn chăn nuôi giảm giá để kích cầu bà con thả nuôi. Đồng thời, thực hiện các biện pháp kỹ thuật như xuống giống với mật độ thưa, đưa tôm lên cỡ lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động liên tục.

Nhu cầu của thị trường là rất lớn, nhất là vào dịp Tết sắp tới, đơn hàng có thể sẽ tới tấp. Do đó, chúng ta cần có kế hoạch để chuẩn bị nuôi thả từ trước vài tháng. Nếu không, ngành thủy sản có thể chịu nguy cơ thiệt hại kép, vừa không thể tranh thủ được các thị trường thiếu hụt nguồn cung, vừa không đảm bảo cho chu kỳ sản xuất mới, ông Luân nhấn mạnh.

Tâm An

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
51 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
38 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
9 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
1 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
2 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
21 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
22 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.