Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó

Vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn đang giẫm chân tại chỗ, nay thêm dịch bệnh corona sẽ khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu khó chồng khó.

Vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn đang giẫm chân tại chỗ, nay thêm dịch bệnh corona sẽ khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu khó chồng khó.

Nhu cầu về trái cây sẽ giảm

Đề cập đến những tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra tại buổi tọa đàm  mới đây, TS. Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NN-PTNT, cho rằng, vấn đề lo lắng nhất của nông sản Việt Nam và người nông dân vẫn là vấn đề thị trường.

Theo ông Sơn, dịch cúm corona tác động tới nông nghiệp theo 2 hướng. Thứ nhất là cầu. Ông phân tích, hiện thị trường gần nhất và lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc bị tác động trực diện từ corona. Điều này khiến cầu của thị trường sẽ trở về với những sản phẩm cơ bản như lương thực thực phẩm, bỏ qua những sản phẩm khác như hoa quả... Thực tế, tác động đến trái cây, rau  nhãn tiền có thể thấy.

Nhu cầu giảm thêm do ảnh hưởng từ việc buôn bán cũng bị hạn chế như chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ngưng trệ. Chưa kể, giao thương còn bị gián đoạn do dịch bệnh, khiến chi phí giao dịch tăng cao, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được.

Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó
Dưa hấu, thanh long, mít đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch corona

Tác động thứ hai là kết cấu sản xuất tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn không thể thay đổi ngay được để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Sơn nhấn mạnh, khi tất cả các vấn đề liên quan đến giao thương bị gián đoạn, nông sản sẽ “nghẽn".  

Chưa tính đến dịch bệnh này, ông Sơn cho biết, đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dự báo năm 2020 sẽ là năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi khiến cho người chăn nuôi lao đao trong năm 2019 thì đến năm 2020 vẫn còn rất nhiều tác động khác như khó khăn kỹ thuật, tái đàn, vốn,...

Năm nay ngành nông nghiệp còn phải đương đầu với hạn hán sông Mekong. Dịch virus corona nổi lên đã che mất những tác động này nhưng về cơ bản vẫn là những khó khăn chúng ta phải vượt qua.

“Như vậy, khó khăn sẽ chồng khó khăn. Chúng ta khó có thể lạc quan về nông nghiệp trong năm nay được”, ông Sơn nói.

Ngóng chợ mở cửa 

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch một công ty chuyên về xuất khẩu nông sản, cho biết, với hàng trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung, truyền thống của Việt Nam là xuất tươi và xuất bằng đường bộ sang các chợ truyền thống, chợ buôn của Trung Quốc. Do đó, việc cửa khẩu Việt - Trung tạm đóng một số ngày qua do tâm dịch virus Corona chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt.

Theo bà Thực, phần lớn nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc thời điểm hiện tại là dưa hấu, thanh long và mít, chủ yếu tập trung tại chợ buôn Giang Nam, Quảng Châu trong khi chợ này dự kiến đóng cửa đến hết ngày 9/2 trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

Nhiều xe hàng nông sản bị tắc nghẽn tại cửa khẩu, thậm chí phải quay đầu do các bãi chứa ở cửa khẩu không đủ năng lực cung cấp điện để bảo quản hàng hóa. Ngay cả khi cửa khẩu mở cửa thông thương, nếu chợ Giang Nam không hoạt động trở lại, các xe hàng xuất sang cũng sẽ bị ngừng trệ bên kia biên giới.

“Do đó, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, chính những người nông dân và thương lái cũng đang từng phút chờ thông tin liệu chợ Giang Nam có mở cửa vào ngày 10/2 sắp tới hay không”, bà Thực nói.

Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó
Các chuyên gia cho rằng xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc khó chồng khó vì dịch corona và vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Song, theo bà Thực, không phải đến lúc có dịch bệnh này chúng ta mới gặp khó khăn về xuất khẩu. Nếu không có dịch, thời gian tới chúng ta cũng phải đối mặt với khó khăn này do vướng mắc trong quy định về truy xuất nguồn gốc xuất khẩu nông sản, bao gồm mã vùng, mã xưởng hay tem truy xuất nguồn gốc. Đến nay, chúng ta vẫn "giẫm chân tại chỗ", trong khi chính sách này được phía Trung Quốc thông báo từ 2 năm trước.

Các nước trên thế giới đều mong muốn được bán hàng cho Trung Quốc, đặc biệt là nông sản. Vì vậy, bà Thực cho rằng không nên bài xích Trung Quốc mà phải làm sao có thể chiếm được thị trường lớn này và có đủ năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác.

Hiện nay, thương mại điện tử của họ đã phát triển, song nông sản Việt Nam vẫn kém cả về chất lượng và mẫu mã. Do đó, chúng ta sẽ còn gặp khó khi xuất khẩu nông sản vào thị trường 1,4 tỷ dân này.

“Nếu làm tốt chúng ta sẽ không còn tình trạng giải cứu ở biên giới nữa”. Bà nói và cho biết, bản thân Luật trồng trọt của Việt Nam có điều 64 về quản lý vấn đề truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT cũng như UBND các cấp chưa có.

Trước câu hỏi nông dân cần được hỗ trợ gì lúc này, ông Đặng Kim Sơn cho rằng, không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối,... Về dài hạn, chúng ta phải làm căn cơ hơn như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất manh mún sang quy mô lớn... Những vấn đề này được nhắc đến rất nhiều nhưng chưa làm được.

Trước đó, khi đề cập đến tác động của dịch corona, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, về lâu dài các địa phương cần khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, có liên kết. Như Sơn La thành lập rất nhiều HTX nên hầu như không có tình trạng giải cứu. Bởi, nếu không làm theo chuỗi, không tái cơ cấu, không ảnh hưởng vì virus corona thì cũng có thể lao đao vì những dịch bệnh, biến động khác.

T.An

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
20 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
20 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
21 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
21 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
21 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

38.778.448 VNĐ / tấn

177.20 JPY / kg

0.68 %

+ 1.20

Đường

SUGAR

10.347.307 VNĐ / tấn

18.08 UScents / lb

0.77 %

- 0.14

Cacao

COCOA

256.738.466 VNĐ / tấn

9,890.00 USD / mt

0.61 %

- 61.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.180.098 VNĐ / tấn

374.24 UScents / lb

2.21 %

- 8.44

Gạo

RICE

14.203 VNĐ / tấn

12.03 USD / CWT

2.35 %

- 0.29

Đậu nành

SOYBEANS

10.263.366 VNĐ / tấn

1,076.00 UScents / bu

0.33 %

+ 3.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.355.680 VNĐ / tấn

292.00 USD / ust

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng rớt giá thê thảm, làm sao ‘giảm phụ thuộc vào thị trường tỷ USD’?
1 ngày trước
Sầu riêng rớt giá sâu, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang xác định không thể phụ thuộc vào một thị trường duy nhất mà phải đa dạng hóa, nâng cao tỷ lệ chế biến.
Thị trường ngày 13/5: Dầu cao nhất 2 tuần, vàng giảm mạnh, cà phê thấp nhất 3 tuần
1 ngày trước
Chốt phiên giao dịch, dầu bật tăng lên mức cao nhất 2 tuần, vàng giảm hơn 2%, quặng sắt tăng hơn 3%, cà phê Arabica thấp nhất 3 tuần…
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
2 ngày trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
2 ngày trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng