The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra?

19/03/2020 12:16
Virus cúm chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới từ trước tới nay. Chúng ta đã có rất nhiều bài học nhưng không phải đã áp dụng thành công chúng vào thực tế.

Dịch bệnh đã châm ngòi cho rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế. Dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) ở Hoa Kỳ và website World Atlas cho biết, đại dịch cúm ở Nga năm 1889-1890 là nguyên nhân của cuộc suy thoái xảy ra vào năm 1890 và 1891; Cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 nổi lên ngay trước 2 đợt suy thoái liên tiếp vào năm 1918-1919 và 1920-1921; Cúm ở châu Á năm 1957-1958 cùng với thời kỳ suy thoái kinh hoàng của thế giới xảy ra trong cùng một giai đoạn; và dịch cúm ở Hồng Kông năm 1968-1969 dẫn đến suy thoái kinh tế giai đoạn 1969-1970.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể học được nhiều bài học từ các cuộc suy thoái kinh tế cũng như dịch bệnh trong quá khứ, từ đó chúng ta có thể áp dụng cho trận chiến chống Covid-19 đang diễn ra hiện nay.

Cúm lợn năm 2009, mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm và gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử, nhưng lại cho chúng ta rất nhiều điều để học hỏi. Chính quyền Obama tuyên bố căn bệnh này là một trường hợp khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng vào đầu tháng 4 năm đó. Nhưng cho đến khi ông tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp quốc gia, thì mãi một vài tháng sau đó, công chúng mới thực sự điều chỉnh hành vi của mình.

Học được bài học từ sự bùng phát dịch cúm lợn, nhóm ứng phó với đại dịch của cựu tổng thống Mỹ Obama đã thiết lập 49 trạm chống dịch trên toàn thế giới ngay sau đó. Những trạm này được thiết kế để thiết lập hàng rào đối phó đối với các bệnh truyền nhiễm, theo dõi và quản lý sự lây lan của các mối nguy hiểm này rất lâu trước khi chúng "đặt chân" lên bờ biển Mỹ.

Tuy nhiên, khoản tài trợ cho 39 trong tổng số 49 các trạm này đã bị cắt từ năm 2018 do chính quyền Trump thực hiện cắt giảm 80% tài chính hỗ trợ phòng chống đại dịch toàn cầu. Đáng lẽ ra, các cơ sở đó không chỉ nên được giữ lại mà còn cần phải được tăng cường.

Bài học thứ hai đến từ một vị tổng thống khác. Trong một đợt dịch cúm lợn khác ở Ft. Dix, New Jersey, Tổng thống Gerald Ford chạy đua cung cấp giải pháp tiêm chủng cho mọi người dân Mỹ trong bối cảnh diễn ra cuộc tranh cử Mỹ năm 1976. 

Ông hi vọng mọi công dân nước này đều sẽ được tiêm chủng ngừa cúm lợn. Tuy nhiên, nỗ lực này được nhiều nhà phê bình hàng đầu coi là "thảm hại" do số trường hợp tử vong do biến chứng vắc-xin còn nhiều hơn cả số người chết do bệnh cúm lợn.

Tổng thống Ford từ đó đã hiểu rằng gây áp lực đối với dược phẩm có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Sự lựa chọn thông minh sẽ là cẩn thận lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, ngay cả khi họ không theo dõi lịch bầu cử hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh tế của bạn.

Tất nhiên, việc thiết lập lại các cơ sở phát hiện và điều trị sớm ở nước ngoài và soạn thảo kế hoạch nghiên cứu và chống lại bệnh tật cần có thời gian và có thể không mang lại lợi ích ngắn hạn. Nhưng đó là những lời kêu gọi đúng đắn, điều mà công chúng đang tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo của họ.

    
        
The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 1.     
    

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
55 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
8 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
29 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.