The Straits Times: Chuyên gia nói gì về tiềm lực kinh tế Việt Nam trên nền bất định?

16/02/2021 13:16
The Straits Times (Singapore) nhận định, thành công của Việt Nam đã khiến cho nhiều quốc gia láng giềng phải ghen tị. Việt Nam đã đạt được kết quả kinh tế tương đối tốt bất chấp ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 2,91% - con số tốt nhất trong khu vực.

Một trong những lý do chính cho thành tựu này đó là Việt Nam đã xử lý đại dịch nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ trong vài ngày kể từ khi Trung Quốc công bố trường hợp nhiễm đầu tiên, Việt Nam đã huy động mọi người dân giúp phát hiện và truy vết. Điều này đã cho phép đất nước mở cửa lại nền kinh tế vào cuối tháng 4/2020 và tập trung vào việc phục hồi.

Khi ngành du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, cùng với các hoạt động sản xuất ban đầu cũng chịu những tác động đáng kể thì nhu cầu trên toàn thế giới đối với các sản phẩm CNTT và nội thất lại tăng lên nhanh chóng, thúc đẩy bởi các quy định giãn cách xã hội cũng như các hoạt động làm việc và học tập từ xa. Sự gia tăng nhu cầu này là động lực lớn cho lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện, các nhà phân tích đều cho rằng đây là thời điểm đột phá của Việt Nam, và Việt Nam nên nắm bắt các cơ hội này một cách nhanh chóng. Theo đó, Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua cũng đã đặt ra các kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu này.

Một trong những mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm được nhấn mạnh tại Đại hội là tăng gấp đôi GDP vào năm 2025 so với mức năm ngoái. Đồng thời, Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2045 trở thành quốc gia có thu nhập cao. Một số mục tiêu chính khác đó là chú trọng phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân, nâng cao chuỗi giá trị bằng cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng tốt hơn.

Trong khi các nhà phân tích lạc quan về tiềm năng tiếp tục tăng trưởng và phát triển của Việt Nam - thậm chí trở thành phép màu châu Á tiếp theo, thì vẫn có những thách thức đặt ra, điển hình như tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ những bất định do đại dịch gây ra, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, nhu cầu về cơ sở hạ tầng hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung...


Các yếu tố tăng trưởng

Thành công của Việt Nam trong 3 thập kỷ qua là kết quả đáng chú ý từ công cuộc Đổi mới vào năm 1987. Thương mại tự do hóa cùng với việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, ký hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 - đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng.

Ngay sau đó, Việt Nam đã ký thêm vô số thỏa thuận thương mại, trong đó điển hình gồm Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào năm ngoái và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cùng với nhiều làn sóng đầu tư mới, Việt Nam đã dần trở thành trung tâm sản xuất khu vực Đông Nam Á, với các nhà sản xuất dệt may và các gã khổng lồ điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Đến năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu quần áo lớn nhất và xuất khẩu hàng điện tử lớn thứ 2 trong khu vực. Căng thẳng tương mại Mỹ - Trung cũng là một nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sang Việt Nam.

The Straits Times: Chuyên gia nói gì về tiềm lực kinh tế Việt Nam trên nền bất định? - Ảnh 1.

Thúc tăng trưởng trên nền 'bất định'

Làn sóng dịch bênh lần thứ 3 xuất hiện vào tháng trước đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến mùa mua sắm Tết tại Việt Nam. Đáng chú ý, nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào thương mại và đầu tư, do vậy tốc độ tăng trưởng cũng sẽ phụ thuộc vào cách các quốc gia khác kiểm soát dịch bệnh.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore - ISEAS Yusof Ishak dự báo, nếu đại dịch không được kiểm soát triệt để trên toàn thế giới vào mùa hè năm nay, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt mức 4-5%.

Chính phủ Việt Nam cũng thúc đẩy thu hút đầu tư có chất lượng cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị với các lĩnh vực năng suất hơn và thu nhập cao hơn, đồng thời giảm bớt các vấn đề ô nhiễm. Một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành công nghiệp may mặc đang gây ô nhiễm cao.

Phần lớn hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này cũng ở mức thấp và thâm dụng lao động ở mức cao. Ngay cả khi lĩnh vực công nghệ đang phát triển thì phần lớn hoạt động lại là lắp ráp sản phẩm với giá trị gia tăng thấp. Như vậy, để nâng cao chuỗi giá trị, cần phải giải quyết một số vấn đề, trong đó có thiếu hụt lao động kỹ năng cao.

'Bài toán' về tiềm lực

Liên quan đến trình độ giáo dục đại học, ông John Marrett, chuyên gia phân tích cao cấp tại Economist Intelligence Unit (EIU) nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ cần gia tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học mà còn cần mở rộng phạm vi giáo dục đại học.

Một vấn đề khác ông John chỉ ra đó là khó khăn trong chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý của các công ty nước ngoài cho các doanh nghiệp, nhân viên tại Việt Nam. Đồng thời, cần giải quyết những khó khăn về cơ sở hạ tầng.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho biết, để Việt Nam tự chủ hơn và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, cần phải tập trung phát triển khu vực địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Khi hầu hết các nhà phân tích đều tự tin rằng Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, thì những yếu tố bất định là thách thức lớn đối với quốc gia này. Đặc biệt, chủ nghĩa bảo hộ kinh tế trên thế giới, điển hình ở phương Tây sẽ tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu đáng kinh ngạc hiện nay của Việt Nam.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
10 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
20 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
21 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
21 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.