Nếu mô tả ngành dệt may toàn cầu là một cuộc đua có ba con ngựa, Trung Quốc cùng với hai con ngựa khác. Hai con ngựa này là Bangladesh và Việt Nam. Trung Quốc sẽ là một câu chuyện rất khác về cả quy mô và công nghệ trong ngành này, nên hai quốc gia còn lại sẽ có nhiều nét tương đồng hơn, nếu đem ra so sánh.
Cả hai nước Bangladesh và Việt Nam đều có thế mạnh trong các khía cạnh khác nhau khi nói đến sản xuất hàng may mặc. Các số liệu gần đây nhất cho thấy xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh trong 9 tháng năm 2019 đạt 26,1 tỷ USD trong khi xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn một chút với trị giá 24,43 tỷ USD. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Bangladesh là 27,63 tỷ USD trong khi Việt Nam sát nút với 27,10 tỷ USD.
Bangladesh cũng có một số lợi thế cạnh tranh so với Việt Nam. Họ có một nguồn cung lao động có tay nghề và bán lành nghề sẵn có trong lĩnh vực may mặc hơn.
The Straits Times nhận xét: Việt Nam chắc chắn có thế mạnh trong công nghiệp sản xuất hàng điện tử, vì thế ngành dệt may sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngành phát triển nhanh khác, trong nhiều trường hợp, vì những ngành này trả lương cao hơn.
Có hai lĩnh vực khác mà The Straits Times cho rằng Bangladesh đang có lợi thế hơn Việt Nam về sản xuất hàng may mặc. Một là trong tính bền vững và - một vấn đề liên quan - an toàn nhà máy. Bangladesh có ngành may mặc an toàn nhất thế giới, và thành quả cho những nỗ lực to lớn của họ trong an toàn nhà máy là rất rõ rệt. Nhiều nhà máy của Bangladesh đang chuyển sang các phương pháp sản xuất mới, xanh hơn, sử dụng ít nước và ít tốn năng lượng hơn.
Sự thay đổi này, tất nhiên, phần nhiều là do được yêu cầu bởi các thương hiệu may mặc nhưng ngành công nghiệp, nhưng cũng đã cho thấy sự sẵn sàng và khả năng thích ứng. Họ đã có những bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực này.
Còn Việt Nam thì sao? Đây là nơi có những cơ hội lớn.
Thứ nhất, rõ ràng rằng năng suất lao động trong ngành may mặc của Việt Nam cao hơn so với Bangladesh. Có nghĩa là giá trị xuất khẩu của Việt Nam tương đương Bangladesh nhưng thực tế là ngành công nghiệp này ở Việt Nam chỉ chiếm 2,5 triệu lao động, thấp hơn nhiều so với 4 triệu ở Bangladesh.
Việt Nam có một thế mạnh lớn trong việc các sản phẩm có giá trị cao, và đây là kết quả trực tiếp của khoản đầu tư cho đào tạo. Việt Nam đã đầu tư vào các tiêu chuẩn cao về dạy nghề trong dệt may, tất cả đều nhằm thực hiện các mục tiêu công nghệ công nghiệp mới.
Ở Bangladesh, trong khi có rất nhiều kỹ sư dệt may, họ cần nhiều nhà phát minh hơn trong các lĩnh vực như máy móc, phần mềm, số hóa, tự động hóa và robot hóa.
Trong 5 đến 10 năm tới, lợi thế chi phí lao động thấp của nguồn cung ứng từ Bangladesh sẽ biến mất và bị thay thế bởi tự động hóa. Do đó, Bangladesh cần những người lao động tiếp thu nhanh, được giáo dục tốt, có thể điều chỉnh dây chuyền sản xuất phù hợp, sử dụng các giải pháp công nghệ mới nhất.
Cuối cùng, Việt Nam vô cùng tích cực trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, với EU và Châu Á Thái Bình Dương. Các thị trường chính của Bangladesh nằm ở EU nhưng vẫn còn chênh vênh với cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ - nơi Việt Nam đã làm rất thành công - và thậm chí là cả thị trường Trung Quốc đang phát triển.
Một số người có thể cho rằng so sánh giữa hai nước là khập khiễng nhưng không có cách cải thiện vị thế tốt bằng việc học hỏi từ một đối thủ cạnh tranh thành công.