The Wall Street Journal: Tại sao Alibaba gặp khó ở thị trường Việt Nam?

10/09/2019 10:41
Theo The Wall Street Journal, việc áp dụng các chiến thuật từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam là một sai lầm.

Năm ngoái, Lazada - công ty con của Alibaba tại Việt Nam - hy vọng thắng lớn với mặt hàng... giấy vệ sinh.

Ở Trung Quốc, giấy vệ sinh là một mặt hàng được mua online phổ biến, và lượng mua thường rất lớn - không khó hiểu với dân số lên tới 1,4 tỷ người. Mỗi lần mua mặt hàng này, đơn hàng của các tòa nhà lớn có thể trị giá tới hàng trăm nghìn USD.

Nhưng thị trường thương mại điện tử của Việt Nam, không giống như Trung Quốc, vẫn còn tương đối non trẻ. Người mua không vội, không mua nhiều như dự kiến, và Lazada chỉ đạt một phần nhỏ so với các mục tiêu ban đầu.

Từ Trung Quốc ra thế giới có dễ?

Tập đoàn Alibaba Group Ltd. từ lâu đã thống trị thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới - Trung Quốc. Cũng có nhiều dự đoán rằng họ cũng sẽ sớm sẽ chinh phục các thị trường khác, khi đã quá thành công ở trong nước.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Alibaba, giống như nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, nhận ra rằng, từ thị trường nội địa Trung Quốc đến thâu tóm các thị trường nước ngoài, ngay cả là các quốc gia láng giềng, cũng chưa bao giờ là điều đơn giản.

Alibaba xử lý nhiều giao dịch mua sắm hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Trong năm tài chính gần đây nhất - kết thúc vào tháng 3, 654 triệu khách hàng Trung Quốc đã giao dịch 853 tỷ USD hàng hóa. Amazon.com Inc. hay eBay Inc. phải bán hàng năm trời thì mới có được kết quả như vậy.

Công ty báo cáo doanh thu 56,2 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua. Trong đó, 36,9 tỷ USD (tương đương 66%) đến từ hoạt động bán lẻ tại Trung Quốc.

Sau khi ra mắt công chúng vào năm 2014, công ty đã quyết định định hướng toàn cầu hóa. Mặc dù đã đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Singapore và Ấn Độ, nhưng họ đã rất chật vật. Họ chỉ thu về 2,9 tỷ USD, tương đương 5% doanh thu, từ hoạt động bán lẻ quốc tế trong năm tài chính vừa qua.

The Wall Street Journal: Tại sao Alibaba gặp khó ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Trăn trở nhất về điều đó chính là Daniel Zhang, người sẽ chính thức trở thành chủ tịch mới của Alibaba ngày hôm nay (10/9). Ông Zhang, CEO của Alibaba từ năm 2015, đã trực tiếp giám sát nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. Không giống như Jack Ma, người khá cởi mở với công chúng và sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, các nhân viên của Alibaba nói, ông Zhang là một nhà lãnh đạo trầm lặng, luôn tự đào sâu vào các hoạt động của công ty.

Năm 2016, Jack Ma nói với các nhà đầu tư rằng, Alibaba cần thêm ít nhất 1,2 tỷ người dùng từ bên ngoài Trung Quốc, mục tiêu phục vụ 2 tỷ khách hàng. Một số điểm đến có vẻ rất hứa hẹn, chẳng hạn như AliExpress của Alibaba ở Nga và Brazil. Tuy nhiên, một vài thị trường khác đã bị tụt hậu so với các đối thủ về cả tăng trưởng hoặc quy mô.

Những thách thức của Alibaba ở nước ngoài phản ánh những trở ngại mà các đại gia công nghệ khác của Trung Quốc phải đối mặt khi cạnh tranh với Amazon, Google, cũng như các đối thủ phương Tây khác trên toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc phát triển mạnh tại quê nhà, với những nhân viên sẵn sàng làm việc 9 tiếng một ngày. Chính sách của chính phủ cũng hạn chế cạnh tranh từ nước ngoài. 

The Wall Street Journal: Tại sao Alibaba gặp khó ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 2.

"Cho đến nay, chưa công ty Trung Quốc có thể đạt được quy mô và tầm cỡ của các đối thủ phương Tây. Thông thường, các CEO Trung Quốc cho rằng thị trường ngách sẽ tăng trưởng rất nhanh" - James Chan, một doanh nhân và nhà đầu tư người Singapore, người đã làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc ở Đông Nam Á đánh giá.

Alibaba vẫn tập trung mạnh vào Trung Quốc, nhưng họ cho biết đang nhắm mục tiêu đạt được 500 triệu người dùng tại các thành phố kém phát triển, những người dự kiến ​​sẽ chi tiêu trực tuyến nhiều hơn trong thập kỷ tới. 

Đông Nam Á dường như là một bước đi hợp lý của Alibaba, khi công ty này mua cổ phần Lazada (Singapore), vào thời điểm Lazada đang là người chơi lớn nhất khu vực, với giá trị 1 tỷ USD vào năm 2016. Thị trường thương mại điện tử trong khu vực 650 triệu người đang phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi quy mô lên 23 tỷ USD vào năm ngoái. Trong đó, nhiều quốc gia có văn hóa và kinh tế tương đồng với Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của Alibaba cho biết: "Đông Nam Á là một thị trường có tiềm năng cao, và không giống như các đối thủ - những người tập trung vào các lợi ích ngắn hạn, chúng tôi đi đường dài".

Nhưng chỉ ba năm rưỡi sau đó, Lazada đã mất thị phần tại các thị trường trọng điểm và vị trí số 1 trên toàn khu vực. Công ty này đang bị thách thức bởi Shopee. 

Chật vật tại Việt Nam?

Khi Alibaba củng cố quyền kiểm soát của mình tại châu Á, họ đã xây dựng cho Lazada một nền tảng công nghệ mới ở Hàng Châu và chuyển hoạt động kinh doanh của Lazada từ tập trung vào việc bán sản phẩm của mình sang cách thức hoạt động giống như ở một thị trường khổng lồ, như Alibaba ở Trung Quốc hoặc eBay ở Mỹ.

Họ khuyến khích nhiều thương nhân Trung Quốc bán hàng trên Lazada và cố gắng giảm chi tiêu cho giảm giá hoặc quảng cáo để thu hút khách hàng. Họ đã cử các cựu nhân viên từ Hàng Châu để hỗ trợ điều hành các hoạt động của Lazada. Một số giám đốc điều hành Lazada cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi họ đồng ý thuyên chuyển. Một cựu giám đốc của Lazada cho biết: "Công ty yêu cầu chúng tôi thuyên chuyển quá nhanh, làm rạn nứt đội ngũ nhân sự địa phương".

The Wall Street Journal: Tại sao Alibaba gặp khó ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 3.

Một trong số đó là Max Zhang, người được cử sang điều hành Lazada Việt Nam năm ngoái. Ông từng là phó giám đốc điều hành của Alibaba nhưng ông Zhang chưa bao giờ làm việc ở thị trường nước ngoài, hay ở Việt Nam. Ông Zhang thường nói: "Với Tmall / Taobao, chúng tôi đã làm thế này" hoặc "Ở Trung Quốc, đây là cách mọi thứ diễn ra"'. Thật không may, thị trường Việt Nam không giống Trung Quốc, cách kinh doanh ở Việt Nam cũng không thể như Trung Quốc.

Ông Zhang muốn loại bỏ các chương trình giảm giá của Lazada Việt Nam cũng như các khoản chi khác. Ông cũng đột ngột tạm dừng hầu hết các dịch vụ giao hàng miễn phí, một động thái làm giảm doanh số khi khách hàng chuyển sang các nền tảng khác như Shopee. Chiến thuật của ông là cố gắng mang lại lợi ích cho khách hàng bằng cách giúp họ có thể mua các mặt hàng khác -như giấy vệ sinh - với số lượng lớn và giá tốt. Nhưng thị trường mua sắm trực tuyến của Việt Nam tương đối nhỏ, nhu cầu không quá lớn, như Trung Quốc.

Những nỗ lực của ông Zhang đã giảm các loại hỗ trợ cho khách hàng, Lazada Việt Nam đã "khỏe mạnh" hơn về mặt tài chính, nhưng doanh số và lượng truy cập đã giảm, họ đã phải nhường vị trí số 1 cho Shopee.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
19 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.