Thêm 2 dự án điện mặt trời 100 MWP được mua lại bởi tập đoàn điện lực Singapore, các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam lần lượt về tay nước ngoài

08/03/2023 15:58
Thông tin này nối tiếp làn sóng thâu tóm dự án năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, đã diễn ra hơn 2 năm qua.

SP Group (SP), tập đoàn điện lực Singapore, vừa đạt thỏa thuận mua lại nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất 100 MWp, cung cấp 130 GWh điện cho lưới điện Việt Nam, tương đương nhu cầu của 36.000 hộ dân.

2 nhà máy điện mặt trời bao gồm nhà máy Europlast Phú Yên (công suất 50 MWp) và nhà máy Thành Long Phú Yên (công suất 50 MWp) nằm tại tỉnh Phú Yên thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Nhà máy Europlast Phú Yên được đưa vào hoạt động từ tháng 6/2019 và tạo ra khoảng 60 GWh điện sạch mỗi năm, trong khi đó nhà máy Long Thành Phú Yên bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2020 sản xuất ra khoảng 70 GWh điện mỗi năm.

Được biết, SP Group là tập đoàn lớn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hiện đang sở hữu và vận hành các doanh nghiệp truyền tải phân phối điện tại Singapore, Úc, cũng như các giải pháp năng lượng tại Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Thỏa thuận này chính thức đánh dấu lần đầu tiên SP đầu tư vào nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam, đồng thời cũng là một phần trong kế hoạch phát triển các dự án nhà máy điện mặt trời - điện áp mái với tổng công suất 1,5 GW vào năm 2025.

Thông tin này nối tiếp làn sóng thâu tóm dự án năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, đã diễn ra hơn 2 năm qua.

Dự án NLTT lần lượt về tay nước ngoài

Một số thương vụ lớn có thể kể tên trong quá khứ có Tập đoàn năng lượng B.Grimm Power PLC của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại CTCP TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Hoà Hội công suất 257 MW tại Phú Yên. Dự án được đầu tư vào cuối năm 2018, tổng vốn đầu tư ban đầu dự kiến lên đến 5.000 tỷ đồng.

Hay Công ty Super Energy Corporation Company Limited (Super Energy) của Thái vào tháng 3/2020 cũng công bố chi đến 456,7 triệu USD để đầu tư vào 4 dự án nhà máy điện mặt trời, gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW) tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam). Trước khi thâu tóm 4 dự án nói trên, công ty năng lượng Thái này đã sở hữu 6 dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2020, CTCP Điện mặt trời Vĩnh Hảo (chủ đầu tư dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo) đã chuyển nhượng hơn 99% cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Dự án phê duyệt đầu tư vào tháng 3/2017, tại các xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tổng mức đầu tư 794 tỷ đồng. Đối tác nhận chuyển nhượng được biết là nhà đầu tư có quốc tịch Trung Quốc dẫn dắt.

Ngoài ra, các dự án điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể kể đến như Nhà máy Tata Power công suất 300MW tại Hà Tĩnh, Nhà máy Hanwha công suất 100 – 200MW tại Thừa Thiên – Huế, Nhà máy GT & Associates và Marshall & Street Ltd công suất 150MW tại Quảng Nam…

Điều này từng gây loạt ý kiến trái chiều

Một bên lo ngại về rủi ro an toàn an ninh năng lượng quốc gia, bên ngược lại cho rằng đây là điều bình thường trong cơ chế thị trường. Chỉ cần việc chuyển nhượng dự án đều được quy định trong Luật Ðầu tư, đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện.

Thông thường, các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay trước đây các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư, thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án. Nhưng hiện nay, các dự án điện mặt trời, điện gió đều không có yếu tố này. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.

Mặt khác, với kinh nghiệm trong đầu tư, quản lý vận hành, nhất là tiềm lực về vốn, công nghệ…, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và xã hội.

Ghi nhận, Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất điện tái tạo ở Đông Nam Á. Chỉ trong vòng 5 năm và với xuất phát điểm gần như con số 0, lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) đã phát triển và có công suất điện mặt trời 16,5GW và công suất điện gió là 4GW tính đến cuối năm 2021.

Theo một thống kê, NLTT hiện chiếm khoảng 27% tổng công suất lắp đặt và 12% điện sản xuất. Với sự phân bổ công suất đầy hứa hẹn trong dự thảo Quy hoạch Phát triển Nguồn điện 8 và cam kết của Chính phủ về mục tiêu net-zero vào năm 2050, NLTT đang trở thành một phần quan trọng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam.

Trước kia, thị trường NLTT chủ yếu bao gồm các công ty nội địa, phần lớn tập trung vào lĩnh vực bất động sản và phát triển cơ sở hạ tầng, do đặc điểm chung là liên quan đến vấn đề đất đai, xây dựng và giấy phép. Ngoài ra, cũng nhờ các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt đơn giản của các trang trại điện mặt trời, các công ty nội địa đã hợp tác thành công với các đối tác và tăng công suất năng lượng tái tạo lên đáng kể ở Việt Nam.

Ghi nhận, không chỉ tốc độ tăng nhanh hơn ở các nơi khác trên thế giới mà Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất điện mặt trời đứng thứ 10 toàn cầu chỉ trong vòng 5 năm. Các giao dịch M&A chủ yếu diễn ra ở trong nước và ít thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khu vực Đông Nam Á.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
5 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.