Cụ thể, LienVietPostBank đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm trong ngày 26/8/2019. Trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, là trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm và không kèm theo chứng quyền, có lãi suất cố định là 6,6%/năm, kỳ hạn trả lãi 1 lần/ 1 năm. Một công ty chứng khoán đã mua số trái phiếu này. Đại lý phát hành là công ty chứng khoán VNDirect.
Trong khi đó, ngày 31/8/2019, SeABank cũng đã phát hành thành công 350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, không kèm chứng quyền; lãi suất kỳ đầu tiên là 9,9%/năm, lãi suất các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu (lãi suất bình quân tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại 4 ngân hàng lớn) + 3%/năm. Kỳ trả lãi của trái phiếu này là 1 năm/1 lần. Chỉ có nhà đầu tư cá nhân mua số trái phiếu trên.
Ngoài ra, ngày 27/8/2019, SeABank cũng huy động thành công 149 tỷ đồng trong số 200 tỷ đồng trái phiếu được chào bán. Đây là trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, lãi suất kỳ đầu tiên là 9,9%/năm, lãi suất các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu cộng với 3%/năm. Không có nhà đầu tư cá nhân nào tham gia đợt chào bán, toàn bộ 149 tỷ đồng trái phiếu được nhà đầu tư tổ chức mua.
Tại VIB, ngày 27-28/8, ngân hàng cũng đã huy động thành công tổng 1.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6,3%/năm. 100% số trái phiếu được sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức.
Trước đó, theo thống kê của chứng khoán SSI từ công bố kết quả phát hành trái phiếu 8 tháng đầu năm, chủ thể phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu vẫn là các ngân hàng thương mại với tổng giá trị phát hành là 56.060 tỷ đồng (chiếm 47,9%); tiếp đó là các doanh nghiệp Bất động sản phát hành 36.946 tỷ đồng (chiếm 31,5%),...
Nhóm ngân hàng cũng là nhóm có tỷ lệ phát hành thành công cao nhất lên tới 99,6% mặc dù lãi suất trái phiếu của nhóm ngân hàng cũng là thấp nhất.