Thêm điểm nóng đất đai tại TPHCM: Một 'Thủ Thiêm' mới?

03/08/2019 08:53
Sai phạm của chính quyền TPHCM trong việc thu hồi đất của người dân tại dự án Khu công nghệ cao (quận 9) tương tự như những gì đã và đang diễn ra tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) song xét về bản chất và mức độ thì còn nghiêm trọng hơn…

Chiều muộn 2/8, ngay sau buổi tiếp xúc của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong với một số hộ dân để xin ý kiến về các chính sách sửa sai, PV ghé vào khu nhà tạm cư chính quyền bố trí cho người dân bị cưỡng chế giải tỏa nhà đất trong dự án khu Công nghệ cao (CNC) tại hẻm 41 đường Tăng Nhơn Phú (phường Phước Long B, quận 9).

Trong bóng tối nhập nhoạng, hai vợ chồng ông Lê Xuân Trường (57 tuổi) ngồi trước căn phòng chật chội, tường nứt toác. Hơn 13 năm trước, ông bà từng là chủ quán cà phê Vườn Dừa nức tiếng ở cửa ngõ phía Đông TPHCM. Ông Trường nói: “Chúng tôi đã gặp lãnh đạo thành phố. Họ thừa nhận đã làm sai nhưng bây giờ nhà đất đã bị cưỡng chế hết rồi, phải chấp nhận”.

Quán cà phê Vườn Dừa hồi ấy có chiều rộng hơn 70 m nằm ở vị trí mặt tiền đường Lê Văn Việt (phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9) gần trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM. Cả khu đất rộng hơn 24.000 m2, trong đó có 400 m2 đất ở đã được cấp sổ đỏ là tài sản chung của các anh em ông Trường. Hai vợ chồng được giao trông coi đất và mở quán sinh sống.

Kinh doanh buôn bán được vài năm thì thành phố thực hiện dự án khu CNC và vận động gia đình ông cùng các hộ dân khu phố 5 phường Tăng Nhơn Phú A bàn giao mặt bằng với giá đền bù đối với đất ở là 900.000 đồng/m2, đất nông nghiệp 150.000 đồng/m2. Đối chiếu với bản đồ quy hoạch, người dân cho rằng khu phố 5 ngoài ranh nên không đồng ý và khiếu nại.

Ông Trường cho biết trong thời gian giải quyết khiếu nại, thành phố cho làm con đường D1 sừng sững như con đê cao bằng nóc nhà. Mỗi khi mưa, nước tràn xuống như thác. Đứng trong nhà nước ngập đến ngực, còn ngoài sân sâu đến cổ. Vợ chồng ông phải chồng hai cái giường tầng lên nhau mới có chỗ khô ráo để gia đình gồm 7 người, trong đó có hai cụ già và 3 đứa trẻ sinh hoạt. Ngoài sân, gia đình phải kê ghế đá bắc mấy tấm ván làm cầu khỉ mới có lối vào nhà.

Chính quyền quận 9 nhiều lần vận động gia đình ông Trường bàn giao mặt bằng và hứa nếu đồng ý thỏa thuận sẽ bố trí 3 nền đất và 2 căn hộ tái định cư. Tuy nhiên, cho rằng mình bị thu hồi đất không đúng, gia đình ông không đồng ý và chờ giải quyết khiếu nại. Chịu đựng suốt mấy năm, khiếu nại chưa giải quyết xong thì quán bị cưỡng chế giải tỏa vào tháng 6/2006.

“Tôi nhớ hôm diễn ra cưỡng chế luôn có 4 cán bộ công an kèm sát tôi. Lúc thấy họ vào đập phá quán, tôi xách máy camera quay thì ngay lập tức bị 7-8 người túm áo hỏi ở báo nào đến quay phim rồi giật máy định ném tôi lên xe chở phạm nhân. May mắn là bà con thấy tôi bị áp giải bèn kêu vợ tôi chạy ra. Khi biết tôi là chủ nhà, họ không bắt giữ nhưng vẫn thu máy, đến chiều mới gửi trả lại sau khi xóa hết hình trong máy”, ông kể.

Cuộc sống của gia đình ông Trường thay đổi hoàn toàn. Hai vợ chồng thất nghiệp. Ông xin làm bảo vệ, còn bà ai thuê gì làm nấy.

Chưa tái định cư đã đòi lấy lại nhà tạm cư

Sau khi bị cưỡng chế, gia đình ông Trường được bố trí vào tạm cư trong khu C3 trên đường Tân Lập 1 (quận 9). Được vài năm thì các hộ dân bị đẩy về khu tạm cư hiện nay với quy mô 84 căn. Ban đầu, cả gia đình ông Trường được bố trí căn phòng diện tích chỉ hơn 20 m2. Không đủ không gian sinh hoạt cho 7 người, vợ chồng ông đề nghị bố trí căn phòng rộng hơn thì đươc yêu cầu nộp tiền chuyển đổi nhà và chuyển sang hình thức thuê nhà với giá gần 1 triệu đồng/tháng.

Các anh em trong nhà ủy quyền cho bà đi khiếu kiện. Ông Trường thú nhận: Theo đuổi hơn 10 năm trời, ai cũng mệt mỏi, buông xuôi nhận tiền bồi thường, chờ thành phố xem xét giải quyết. Ông bà liên hệ với Ban Bồi thường yêu cầu giải quyết tái định cư thì được trả lời chỉ còn một nền tái định cư ở khu Man Thiện và nếu muốn nhận nền thì phải làm đơn xin xem xét.

Cho rằng mình đủ tiêu chuẩn và chính quyền phải có nghĩa vụ bố trí tái định cư cho người dân bị giải tỏa, ông bà không làm đơn xin. Bất ngờ, năm 2017, hai vợ chồng nhận được thông báo của quận 9 yêu cầu phải giao nhà và rời đi vì hết thời hạn tạm cư. Bức xúc, bà lên quận khiếu nại thì mới tiếp tục được thuê nhà ở khu tạm cư. Đến năm 2018, quận tiếp tục ra thông báo thu hồi và yêu cầu ông bà giao nhà trong thời hạn một tháng. Quá bức xúc, bà lên UBND TPHCM kêu cứu và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến trực tiếp xem xét, chỉ đạo giải quyết. Kể từ thời điểm ấy, hàng tháng, gia đình ông Trường không còn phải trả tiền thuê nhà tạm cư.

“Chúng tôi đã quá mệt mỏi, không muốn kiện tụng nhưng kể từ khi họ đòi nhà chúng tôi bắt đầu khiếu nại trở lại. Chúng tôi nhiều lần đề nghị công khai bản đồ quy hoạch nhưng thành phố chưa đáp ứng”, ông Trường bức xúc.

Thu hồi đất hơn 10 năm mới tìm đất tái định cư cho dân

Cuối năm 2018, Tổ công tác liên ngành của TPHCM (gọi tắt là tổ công tác) do Chủ tịch UBND quận 9 Trần Văn Bảy làm tổ trưởng đã gặp gỡ và thông tin với người dân kết quả tổ chức thực hiện kết luận, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Theo ông Bảy, UBND TPHCM đã yêu cầu tổ công tác tổ chức lấy ý kiến của đại diện các hộ dân khiếu nại, tố cáo về chính sách hỗ trợ và đơn giá bồi thường, đơn giá chuyển nhượng nền và giá bán tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng trong phần diện tích gần 41ha (mà người dân cho rằng nằm ngoài ranh dự án. TPHCM đang hoàn thiện đơn giá đất bồi thường (đã được xác định từ tháng 4/2007 đối với phần đất 41 ha vừa nêu và sẽ niêm yết công khai để người dân có ý kiến. Ngoài ra, UBND TPHCM cũng thống nhất chuyển đổi công năng khu đất 4.000m2 ở mặt tiền đường Lê Văn Việt (đang được quy hoạch làm đất giáo dục) thành đất ở để phân lô bố trí tái định cư cho các trường hợp đủ điều kiện.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
22 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
46 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
1 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
48 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
42 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
19 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.