Thêm góc nhìn về tác động của căng thẳng Ukraine - Nga lên ngành ngân hàng toàn cầu và Việt Nam

07/03/2022 20:33
Một số hệ quả của các lệnh trừng phạt đối với hệ thống tài chính Nga đã được nhìn thấy. Vậy liệu hệ thống tài chính thế giới, đặc biệt là các ngân hàng sẽ chịu tác động thế nào, liệu các ngân hàng Việt có bị ảnh hưởng?

Xung đột Nga và Ukraine chính thức bắt đầu từ ngày 24/02, khi tổng thống Nga Vladimr Putin tuyên bố tiến hành các "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Ngay sau đó, phương Tây đã có động thái đáp trả bằng các lệnh trừng phạt lên hệ thống tài chính của Nga.

Trong môi trường kinh tế hiện đại, hệ thống tài chính được liên kết sâu rộng, một cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt không chỉ ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia trực tiếp vào các tranh chấp mà còn đến cả các nước khác trên thế giới. Hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ.

Tác động đến ngành ngân hàng Nga và châu Âu

Nhiều báo cáo cho thấy, các ngân hàng Nga hiện gắn bó rất mật thiết với châu Âu. Ước tính, tổng tài sản và dư nợ của các ngân hàng Nga hoạt động tại châu Âu và các ngân hàng châu Âu ở Nga có thể lên đến hàng trăm tỷ USD.

Theo công bố mới nhất của Sberbank - ngân hàng lớn nhất nước Nga, tài sản của Sberbank châu Âu được ước tính có giá trị hơn 15,2 tỷ USD. Đồng thời, ngân hàng này có giao dịch với hầu hết tất cả các quốc gia châu Âu, chủ yếu tập trung tại Áo, Crotia, Đức và Hungary. Riêng ở Áo, ngân hàng này nắm giữ khoảng 1,1 tỷ Euro tiền gửi.

Với ngân hàng lớn thứ 2 nước Nga - VTB, chỉ riêng mảng ngân hàng đầu tư ở 2 thị trường Đức và Anh, ngân hàng này đang có khoảng 160.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Theo Bloomberg, ngân hàng này còn có quan hệ đối tác với gần 600 công ty, hơn 150 định chế cùng hàng loạt các chính quyền địa phương tại Đức. Một số thống kê cũng chỉ ra, ngân hàng này nắm giữ hơn 4 tỷ Euro tiền gửi của các khách hàng châu Âu (chủ yếu là các khách hàng Đức).

Ở phía châu Âu, 3 ngân hàng lớn là UniCredit, Raiffeisen và SocGen cũng đang nắm giữ hơn 36,21 tỷ Euro dư nợ của các khách hàng Nga, hơn 1 nửa số nợ này được xác định là có khả năng gây rủi ro tín dụng.

Thêm góc nhìn về tác động của căng thẳng Ukraine - Nga lên ngành ngân hàng toàn cầu và Việt Nam - Ảnh 1.

(Dư nợ các khách hàng Nga tại 3 ngân hàng lớn của châu Âu, nguồn: Bloomberg)

Các chuyên gia cho rằng, việc đóng cửa các ngân hàng Nga tại châu Âu sẽ hạn chế sự hiện diện của các ngân hàng này trên toàn cầu. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến các hoạt động và giao dịch của các quốc gia thành viên EU. Đồng thời, việc đóng cửa cũng được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm tại châu lục này.

Các lo ngại về vấn đề việc làm không phải là vô căn cứ. Trường hợp VTB là một ví dụ điển hình. Trong xung đột Crimea (2014) và việc Anh rời khỏi EU (2018), ngân hàng này đã cắt giảm và tái bố trí hàng trăm nhân sự của mình. Tại khu vực London, VTB đã từng có hơn 500 nhân sự nhưng giờ đây chỉ còn khoảng 120. Ngoài ra hiện ngân hàng này còn đang có khoảng 230 nhân viên ở Đức, hơn 30 nhân viên ở Áo, cùng 60 nhân sự ở Thụy Sĩ,…

Ở phía Nga, bên cạnh lo ngại về các tài sản của các nhà băng nước này tại châu Âu, vấn đề việc làm khi các ngân hàng châu Âu rời đi cũng là một thách thức lớn. Như chỉ riêng UniCredit đã có khoảng 4.000 Nhân sự tại Nga.

Về thị trường chứng khoán châu Âu, kể từ khi xung đột nổ ra, chỉ số chứng khoán đại diện cho ngành ngân hàng của châu Âu (SX7E) đã lao dốc gần 16% chỉ trong 1 tuần. Giới phân tích đánh giá, đợt sụt giảm này chỉ tệ thứ hai sau đợt sụt giảm vào tháng 3/2020, khi mà chỉ số này giảm gần 20% do dịch bệnh. 2 ngân hàng lớn của EU là Raiffeisen ở Áo (RBIV.VI) và SocGen ở Pháp (SOGN.PA) cũng đã chứng kiến đà giảm mạnh, mất gần 1/3 vốn hóa của mình trong tuần đầu xung đột xảy ra

Thêm góc nhìn về tác động của căng thẳng Ukraine - Nga lên ngành ngân hàng toàn cầu và Việt Nam - Ảnh 2.

Biến động giảm gần 16% của các ngân hàng châu Âu trong tuần đầu xung đột, nguồn: Reuters

Các ngân hàng Nga niêm yết tại châu Âu thì có phần tệ hơn. Sberbank - ngân hàng lớn nhất nước Nga, niêm yết tại London đã bị thổi bay gần 99% vốn hóa chỉ trong tuần đầu xung đột. VTB, ngân hàng lớn thứ 2 nước Nga cũng đã bị hủy niêm yết trên sở giao dịch London và đang đóng dần các hoạt động của mình tại EU.

Tác động ngành ngân hàng tại Mỹ

Mỹ hiện nắm 25,3 tỷ USD nợ tại Nga. Hiện mới có ngân hàng Citigroup công bố có ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột. Ngân hàng này ước tính hiện các khoản cho vay và đầu tư tại Nga của mình vào khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên Citigroup đánh giá rủi ro này không quá cao vì các khoản trên chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản hợp nhất toàn cầu của mình. Các chuyên gia Mỹ đánh giá, nước này sẽ không chịu quá nhiều tổn thất từ các lệnh trừng phạt áp lên Nga.

Đối với Việt Nam

Ngân hàng nhà nước mới đây đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tra soát và báo cáo tình hình thực hiện giao dịch tại thị trường Nga.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng có động thái liên quan tới các ngân hàng, trong đó rút lại xếp hạng tín dụng đối với Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.

Ở góc nhìn của giới phân tích, Ông Võ Thành Nam, bộ phận quản trị rủi ro công ty chứng khoán TPS cho biết, cuộc xung đột đã tác động làm tăng giá các hàng hóa cơ bản, kéo theo lạm phát tăng cao. Nếu lạm phát vẫn tiếp tục leo thang, NHNN có thể áp dụng công cụ điều hành tăng lãi suất. Từ đó gián tiếp khiến các doanh nghiệp phải đi vay với chi phí cao hơn, khiến cho "rủi ro tín dụng và tình hình nợ xấu ngân hàng có thể tăng mạnh thời gian tới".

Theo ông Nam, căng thẳng địa chính trị cũng khiến nhu cầu tìm đến kênh trú ẩn an toàn tăng lên. Theo đó, giá các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, bạc và các kim loại quý cũng bị đẩy lên cao. Điều này có thể dẫn đến 1 hệ quả khác, mà ông này cho là không có lợi cho ngành ngân hàng. "Khi giá các tài sản an toàn tăng cao sẽ khiến kênh tiền gửi ngân hàng kém hấp dẫn hơn. Từ đó, các ngân hàng có thể phải huy động với lãi suất cao hơn, buộc các ngân hàng phải thu hẹp biên lãi thuần (NIM) của mình"

(Tham khảo Reuters và Bloomberg)

https://cafef.vn/them-goc-nhin-ve-tac-dong-cua-cang-thang-ukraine-nga-len-nganh-ngan-hang-toan-cau-va-viet-nam-20220307153814615.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
59 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
19 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
16 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
51 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
4 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
21 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.