Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán mà Vimass được cấp phép gồm có: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ Ví điện tử
Khi triển khai cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Công ty Vimass phải thực hiện theo đúng phạm vi, đối tượng, bản chất dịch vụ được cấp phép theo quy định của pháp luật và trình bày tại Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của Công ty Vimass gửi NHNN Việt Nam.
Công ty Vimass sẽ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử (được NHNN cấp phép) khi thực hiện cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ trung gian thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng.
Khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật do tổ chức đã được NHNN Việt Nam cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử ban hành, Công ty Vimass được thực hiện kết nối với tổ chức này theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Công ty Vimass có trách nhiệm bổ sung bản sao văn bản (tài liệu) hợp tác kết nối giữa Công ty Vimass với tổ chức này gửi NHNN để theo dõi, giám sát. Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Vimass có thời hạn 10 năm và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Được biết, Công ty TNHH Dịch vụ Nền di động Việt Nam được thành lập năm 2012. Hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này có cổng thanh toán điện tử và ví điện tử vimass,...
Thanh toán điện tử vốn được đánh giá là mảnh đất "màu mỡ" nhiều tiềm năng ngày càng thu hút nhiều sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài nước. Theo NHNN, đến cuối tháng 10/2017 đã có 25 tổ chức không phải là ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó có những cái tên nổi bật như Napas, Vnpay, M_service, Wepay, Viet union,...