Thêm nhiều "mạng ảo", thị trường mạng di động Việt Nam có "bội thực"?

28/05/2019 10:55
Tới đây thị trường viễn thông có thể đón thêm nhiều "mạng di động ảo" mới, điều này đặt ra câu hỏi có quá nhiều nhà mạng và có bị "bội thực" mạng di động?...

Những tín hiệu gần đây cho thấy thị trường viễn thông di động tới đây có thể đón thêm nhiều mạng di động ảo mới, qua đó làm gia tăng số lượng mạng di động lên gần chục nhà cung cấp. Điều này đặt ra câu hỏi thị trường Việt Nam có quá nhiều mạng di động?

Có "bội thực" mạng di động?

Thời điểm năm 2009, khi thị trường có 7 nhà mạng gồm MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline, nhiều chuyên gia viễn thông trong và ngoài nước cho rằng thị thường di động Việt Nam đang tồn tại quá nhiều nhà mạng với mức độ cạnh tranh dày đặc. Tuy nhiên, tới đây, số lượng mạng di động tại thị trường Việt còn có thể nhiều hơn con số 7.

Hiện tại, sau khi mạng di động ảo Itelecom (đầu số di động là 087, chạy trên hạ tầng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) của Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom ra mắt cuối tháng 4 vừa rồi, thị trường viễn thông di động có 6 nhà cung cấp dịch vụ gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gmobile và Itelecom.

Tuy vậy, tín hiệu từ một lãnh đạo VNPT cho biết, hiện tập đoàn đã tiếp tục ký kết với một công ty về viễn thông chuyên kinh doanh mạng di động ảo (MVNO) nổi tiếng của Malaysia để cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam theo mô hình MVNO. Một nhà mạng lớn khác là MobiFone, lãnh đạo của nhà mạng này cũng tiết lộ với VnEconomy là MobiFone hiện đang trong quá trình đàm phán với đối tác về các quy định, điều khoản để có thể ký kết và sớm triển khai mạng di động ảo, và đối tác triển khai mạng ảo này là một doanh nghiệp trong nước.

Vị lãnh đạo MobiFone cũng cho biết không chỉ có một đối tác đang đàm phán trên mà nhiều đơn vị khác cũng đã ngỏ lời với MobiFone để triển khai mạng di động ảo và MobiFone sẽ cân nhắc. Những chỉ dấu này cho thấy thị trường viễn thông di động Việt Nam có thể sẽ có tới 8-9 nhà mạng, nhiều hơn cả số lượng nhà mạng ở thời điểm Việt Nam được nhìn nhận có nhiều nhà mạng nhất – 7 nhà mạng.

Theo lãnh đạo MobiFone, sẽ khó có thể nói thị trường có quá nhiều mạng hay có "bội thực" nhà mạng hay không bởi điều này phụ thuộc vào việc tiếp nhận của người tiêu dùng có chấp nhận sản phẩm dịch vụ của mạng ảo đó hay không, còn nếu không thì các "ông ảo" đó sẽ bị triệt tiêu. Theo ông, ở nhiều nước trên thế giới, số lượng mạng di động ảo rất nhiều, thậm chí còn lên tới hàng chục mạng ảo.

Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Việt Nam hay các nước trên thế giới cũng vậy, là đều có quy hoạch phát triển thị trường viễn thông, trong đó chỉ giới hạn cấp phép cho nhà mạng có hạ tầng, còn với các nhà mạng di động không tần số cơ quan quản lý không giới hạn cấp phép, mà điều này phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi nhà mạng có hạ tầng. Và thực tế các nước trên thế giới có nhiều nhà cung cấp "mạng di động ảo" cùng hoạt động, ông Trung cho biết.

Có lợi nhưng lo ngại "cuộc chiến giá"

Vị lãnh đạo nói trên của Tập đoàn VNPT cho biết, việc doanh nghiệp – VNPT đầu tư hạ tầng mạng lưới, VinaPhone (đơn vị kinh doanh viễn thông di động của VNPT) không bán hết (lưu lượng viễn thông) nên dư thừa, trong khi thị trường viễn thông lại rơi vào tình trạng bão hòa. Khi đó đối tác (đơn vị triển khai mạng di động ảo) lại có những lợi thế như có hệ thống bán hàng hiện đại, có sẵn tập khách hàng, có thế mạnh trong từng phân khúc thị trường… thì tội gì không bán.

"Mình bán buôn theo gói, còn việc họ có kinh doanh được không là việc của nhà mạng ảo. Nhưng khi họ thêm vào mạng lưới thì mình có thêm tiền, thêm nguồn doanh thu mới, thêm lợi nhuận, mà lại chẳng phải làm gì. Trong khi lưu lượng mình bán không hết, để không máy vẫn chạy, vẫn phải trả lương, rồi chi phí khấu hao", vị lãnh đạo VNPT chia sẻ.

Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phụ trách chức vụ Tổng giám đốc MobiFone cho rằng, mạng di động ảo thực chất là hình thức bán buôn của những mạng sở hữu hạ tầng mạng lưới – bán lưu lượng ở những vùng dung lượng đang thừa, vùng thị trường phát triển kém… cho người mua buôn dung lượng để bán lại, như thế đồng nghĩa với việc nhà mạng (bán lưu lượng) sẽ tăng doanh thu.

Thậm chí theo ông Nguyên, những đơn vị có hạ tầng, chẳng hạn như MobiFone còn có thể đi mua buôn lưu lượng của "ông" khác – ví như VNPT đang thừa dung lượng nhưng MobiFone có thị trường tốt hơn thì có thể mua lại dung lượng rồi bán, như vậy, sẽ tốt hơn cho nhà mạng để tiết giảm chi phí.

Lãnh đạo nhiều nhà mạng cho biết sẽ không hạn chế mạng di động ảo miễn là không để hai ba mạng (ảo) cùng một vùng, vì như thế lại "đánh nhau" thì bản thân sản phẩm của chính nhà mạng cho thuê cũng bị ảnh hưởng và không phát huy hiệu quả. Do đó, điều kiện đặt ra là sẽ phân ra từng địa bàn, nhà mạng có hạ tầng vẫn tiếp cận đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng lớn, còn những khách hàng phổ thông, khách hàng lẻ thì có thể để đối tác – mạng ảo tiếp cận, cung cấp.

Do là các mạng nhỏ, lại đến sau, nhất là khi thi trường đã tiệm cận ngưỡng bão hòa (với trên 133 triệu thuê bao) nên các mạng di động ảo gần như buộc phải cạnh tranh bằng giá bán mới có thể thu hút được người dùng. Viễn cảnh này khiến chính các nhà mạng lớn – đơn vị có hạ tầng cho thuê - cũng lo ngại "không khéo thị trường lại lao vào cuộc chiến về giá".

Bởi, thứ nhất, mạng ảo mua buôn giá sẽ rẻ hơn giá của doanh nghiệp bán lẻ ra thị trường. Thứ hai, đơn vị làm mạng ảo có thể sẽ mang các gói cước (giá bán buôn) đến ra giá với từng nhà mạng có hạ tầng, do đó vô hình trung các nhà mạng có thể sẽ đẩy nhau vào vòng xoáy giảm giá để cạnh tranh nhau về doanh thu, điều này tương tự như câu chuyện giá cước quốc tế chiều về đã diễn ra trong nhiều năm qua.

"Thế nên vẫn cần các quy chế quản lý của nhà nước trong việc khai thác mạng ảo, như về phạm vi kinh doanh, trách nghiệm nghĩa vụ… nếu không sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không công bằng và có thể dẫn đến cuộc chiến về giá cước", lãnh đạo nhiều nhà mạng nêu quan điểm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
42 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

83.224.629 VNĐ / lượng

2,715.80 USD / toz

1.75 %

+ 46.80

Bạc

SILVER

960.463 VNĐ / lượng

31.34 USD / toz

1.94 %

+ 0.60

Đồng

COPPER

228.879.023 VNĐ / tấn

408.45 UScents / lb

0.98 %

- 4.05

Bạch kim

PLATINUM

29.728.335 VNĐ / lượng

970.10 USD / toz

0.04 %

- 0.40

Nickel

NICKEL

403.019.880 VNĐ / tấn

15,856.00 USD / mt

0.95 %

+ 149.00

Chì

LEAD

51.495.855 VNĐ / tấn

2,026.00 USD / mt

1.05 %

+ 21.00

Nhôm

ALUMINUM

66.975.113 VNĐ / tấn

2,635.00 USD / mt

0.04 %

+ 1.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
19 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
20 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
21 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.