Thép Việt Ý lao đao với điều tra chống bán phá giá

22/10/2018 09:13
Trong khi cùng kỳ năm ngoái Thép Việt Ý báo lãi 67 tỷ đồng thì năm nay, lỗ bất ngờ lên đến 130,6 tỷ đồng...

Báo cáo tài chính quý 3/2018 của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý (mã chứng khoán VIS - HOSE) cho thấy tình hình kinh doanh của công ty lâm vào khó khăn.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3/2018 của Thép Việt Ý đạt 1.194 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng năm 2018 đạt 3.927,5 tỷ đồng, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2017. 

Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, đạt 20,8 tỷ đồng song chi phí tài chính mà chủ yếu là lãi vay lên đến 63 tỷ đồng, cùng với tăng mạnh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn đến 9 tháng qua, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm 130,6 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm 2017, Thép Việt Ý ghi nhận lợi nhuận sau thuế 67,3 tỷ đồng. 

Giải trình về lợi nhuận biến động mạnh, lãnh đạo Thép Việt Ý cho hay, trong quý 3, Thép Việt Ý lỗ do ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều, phần lớn các công trình xây dựng dừng thi công hoặc hoạt động cầm chứng. Lượng hàng tồn kho ở các nhà phân phối, các cửa hàng đại lý lớn cộng với tâm lý lo ngại thị trường tiếp tục giảm giá đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thép.

Mặt khác, thị trường xuất khẩu giảm sút do phải đối mặt với hàng loạt vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, trợ cấp mà nước ngoài khởi xướng. 

Cũng theo lãnh đạo Thép Việt Ý, trước sức ép tồn kho tăng cao, các nhà máy sản xuất đều duy trì chính sách hỗ trợ hoặc giảm giá hàng bán nhằm tăng sản lượng tiêu thụ. Kết hợp với việc giá nguyên vật liệu trong nước có xu hướng giảm xuống thấp hơn giá nguyên vật liệu thế giới đã tạo ra nghịch lý chênh lệch giữa giá bán phôi và giá phế liệu đầu vào không đủ bù đắp chi phí sản xuất, xuất hiện tình trạng lỗ giá thành. 

Thực trạng này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà máy sản xuất phôi, nhất là đối với nhà máy công nghệ lò cao như nhà máy phôi thép tại Chi nhánh Hải Phòng. 

Hiện, hàng tồn kho của Thép Việt Ý tăng gấp đôi từ 535 tỷ đồng năm ngoái lên đến 1.026 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2018. 

Công ty Cổ phần Thép Việt Ý được thành lập năm 2003, do chuyển đổi từ bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty Sông Đà 12 thành Công ty cổ phần. 

Vốn điều lệ công ty 738,3 tỷ đồng. Cổ đông của Thép Việt Ý hiện tại là Công ty Kyoei Steel, một doanh nghiệp thép vốn FDI đến từ Nhật Bản, với số vốn góp 529,9 tỷ đồng, chiếm 71,77% vốn điều lệ; Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng với vốn góp 147,7 tỷ đồng chiếm 20% vốn điều lệ, còn lại là các cổ đông khác. Trước đó, cuối năm 2017, Kyoei Steel chỉ chiếm 19,7% vốn điều lệ của Thép Việt Ý.

Ngay sau khi trở thành công ty mẹ của Thép Việt Ý, Kyoei Steel liên tục đưa người của mình vào lãnh đạo công ty. 

Trong báo cáo tài chính nhấn mạnh việc thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong năm tài chính qua.

Bên cạnh đó, ngày 25 và 26/6/2018, công ty nhận đơn từ nhiệm cùa 4 thành viên Hội đồng quản trị gồm: ông Lê Hồng Khuê, ông Trương Xuân Thành, ông Nguyễn Thanh Hà, ông Nguyễn Thượng Nguyên và 1 thành viên Ban kiểm soát là bà Nguyễn Thuý Hà.

Ngày 10/7/2018, Đại hội cổ đông bất thường năm 2018 đã họp và bầu bổ sung 4 thành viên Hội đồng quản trị gồm: ông Minoru Sakurai, ông Satoshi Oda, ông Nguyễn Suy Luân, ông Toshimasa Zako và bà Lê Vân Chi được bầu bổ sung vào Ban kiểm soát.  

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
9 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
4 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.