Thị giá 58.000 đồng, Viettel bán đấu giá 4,42 triệu cổ phiếu CTR với giá 47.200 đồng/cp

07/12/2020 15:56
Cổ phiếu CTR hiện đang giao dịch với mức giá 58.000 đồng/cp, cao hơn đáng kể so với giá đấu là 47.200 đồng/cp. Việc phiên đấu giá "ế" hơn 3,3 triệu cổ phiếu nhưng thị trường vẫn giao dịch CTR khá sôi động với mức giá vượt trội có thể đến từ quy chế đấu giá cổ phần có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư tham gia và họ sẵn sàng mua trực tiếp trên sàn thay vì đấu giá.

Chiều 7/12/2020 đã diễn ra phiên đấu giá 7,75 triệu cổ phần Công Trình Viettel (CTR) do Tập đoàn Viettel sở hữu.

Kết quả, chỉ có 19 nhà đầu tư tham gia đấu giá CTR với tổng khối lượng 4,42 triệu cổ phiếu (tỷ lệ đấu giá thành công đạt 57%). Giá đấu bình quân là 46.617 đồng/cp, nhỉnh hơn đôi chút so với giá khởi điểm đưa ra là 46.600 đồng/cp.

Dù giá đấu thành công chỉ là 46.617 đồng/cp, tuy nhiên nhà đầu tư đấu giá sẽ phải thanh toán số tiền 47.200 đồng/cp do giá sàn CTR trong phiên giao dịch hôm nay là 47.200 đồng.

Thị giá 58.000 đồng, Viettel bán đấu giá 4,42 triệu cổ phiếu CTR với giá 47.200 đồng/cp - Ảnh 1.

Theo quy chế đấu giá được tuân thủ theo quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, trong trường hợp ngày mở cuộc đấu giá công khai mà giá giao dịch cổ phiếu CTR tính theo giá sàn cao hơn giá trúng đấu giá thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần theo giá giao dịch là giá sàn của ngày mở cuộc đấu giá công khai.

Với quy định này, giá thanh toán đấu giá CTR trong phiên 7/12 được xác định là 47.200 đồng/cp (giá sàn), cao hơn đôi chút so với giá khởi điểm Viettel đưa ra là 46.600 đồng/cp. Đây được coi là mức giá "hời" cho nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá khi thị trường đang giao dịch quanh ngưỡng 58.000 đồng/cp (chốt phiên 7/12).

Dù giá đấu cao hơn so với giá khởi điểm là 46.600 đồng nhưng khó có thể coi đây là phiên đấu giá thành công khi "ế" hơn 3,3 triệu cổ phiếu CTR.

Việc phiên đấu giá "ế" hơn 3,3 triệu cổ phiếu nhưng thị trường vẫn giao dịch CTR khá sôi động với mức giá vượt trội có thể đến từ quy chế đấu giá cổ phần có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư tham gia và họ sẵn sàng mua trực tiếp trên sàn thay vì đấu giá.

Ngay trước thềm đấu giá của Viettel, CTR đã có nhịp bứt phá mạnh vào giữa tháng 11 và thị giá có lúc lên 65.000 đồng/cp khiến nhiều nhà đầu tư khó xác định được vùng giá đấu thành công. Nếu nhà đầu tư tham gia đấu giá có thể dẫn đến 2 trường hợp, một là mua đấu giá với giá cao (do quy định giá đấu không thấp hơn giá sàn), hai là bỏ đấu giá và mất 10% tiền cọc. Quy định đấu giá theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại rủi ro xác định giá CTR khi cổ phiếu này đã có nhịp tăng "nóng", dẫn tới quyết định không tham gia phiên đấu giá.

Thị giá 58.000 đồng, Viettel bán đấu giá 4,42 triệu cổ phiếu CTR với giá 47.200 đồng/cp - Ảnh 2.

CTR tăng "nóng" trước thềm đấu giá khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rủi ro đấu giá

Dù phiên đấu giá diễn ra không thực sự thành công, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của CTR những năm gần đây khá tích cực khiến nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua trực tiếp trên sàn với mức giá vượt trội so với đấu giá.

Trong 9 tháng đầu năm, CTR đạt doanh thu 4.235 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế 168,3 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, CTR đặt kế hoạch lãi sau thuế 199 tỷ đồng và với kết quả thực hiện, công ty đã hoàn thành xấp xỉ 85% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra.

CTR hiện không chỉ tập trung vào lĩnh vực xây lắp hạ tầng viễn thông mà đã mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh mới với 4 trụ, bao gồm Vận hành khai thác (VHKT), Hạ tầng cho thuê (TowerCo), Giải pháp tích hợp và Xây lắp.

Tại buổi analyst meeting đầu tháng 11, lãnh đạo công ty cho biết theo kế hoạch đến năm 2025, doanh thu CTR đạt 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận 518 tỷ đồng, duy trì ROE cao và ổn định với mức trung bình 16%; ROA từ 4-5% trong giai đoạn 2021 – 2025. Dù vậy, lãnh đạo CTR tin rằng công ty sẽ hoàn thành vượt xa kế hoạch trên, doanh thu năm 2025 có thể lên đến 1 tỷ USD (khoảng 23.500 tỷ đồng), tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn lên tới 50%.

Mục tiêu đến năm 2025, CTR trở thành công ty đầu tư và cho thuê hạ tầng (TowerCo) hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng mở rộng cung cấp dịch vụ xây dựng, VHKT ra ngoài Viettel và thị trường nước ngoài; Phát triển các giải pháp năng lượng sạch, cơ điện thông minh.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
7 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
5 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
6 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
7 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
7 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.