Theo Bảng xếp hạng FAST500, bán lẻ là một trong những ngành có tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở thị trường Việt Nam. Trong năm 2018, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 142 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm trước đó. Deloitte dự báo, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ nhất về tăng trưởng cửa hàng tiện lợi ở châu Á vào năm 2021.
Thị trường rộng mở là thế, nhưng ta đã chứng kiến rất nhiều "đại gia" ngoại, những tập đoàn bán lẻ thành công tại thị trường nước ngoài lại thất bại ở Việt Nam. Parkson Việt Nam thua lỗ suốt 8 năm hoạt động dù từng được đánh giá đầy tiềm năng với dự định mở 2-3 trung tâm tại các đô thị lớn của Việt Nam, song Parkson đã đuối sức trong cuộc đua giành thị phần và phải đóng cửa. Việc kinh doanh cả Parkson tại Việt Nam kém hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Á.
Metro cũng đã bị bán cho đối tác Thái sau 12 năm thua lỗ, và mới đây, Shop&Go đã phải bán lại 87 cửa hàng cho VinGroup. Ông lớn Auchan đến từ Pháp cũng ngậm ngùi rút lui sau 4 năm liên tục lỗ ở Việt Nam. Trong thời gian chờ chuyển nhượng cho đối tác khác, đại diện Auchan cho biết trong tháng 6-2019 tới đây, Auchan chính thức đóng cửa 15 siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM và Tây Ninh. Và chỉ duy trì hoạt động tại 3 siêu thị TP HCM bao gồm Auchan Crescent Mall (Q.7), Auchan Era (Q.7) và Auchan Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình).
Siêu thị Auchan Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) cũng sẽ rút khỏi thị trường vào tháng 10 tới đây. Rất có thể hai siêu thị tại quận 7 cũng sẽ đóng cửa để sẵn sàng cho lộ trình chuyển giao cho đối tác bán lẻ khác.
Sự thất bại của các tập đoàn bán lẻ quốc tế phụ thuộc vào một vài lý do chính. Thứ nhất là giá bất động sản trung tâm quá đắt đỏ, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, các siêu thị và trung tâm thương mại nếu bị đẩy ra khu vực ngoại thành sẽ giảm sức hút và lượng khách vãng lai.
Chưa kể đến việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Sự trỗi dậy của các kênh bán lẻ kỹ thuật số và thương mại điện tử tại Việt Nam là một trong những xu hướng hàng đầu cần theo dõi. Deloitte cho rằng, đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ đứng thứ hai chỉ sau Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.
Hơn nữa, người Việt vẫn đánh giá cao sự tiện lợi. Hình thức chợ truyền thống và chợ tạm đã quá phổ biến tại Việt Nam trong khi vẫn chưa có cách nào để quy hoạch một cách tập trung. Hầu hết người Việt vẫn thích đi chợ truyền thống thay vì đến các trung tâm lớn. Hơn nữa, người Việt nếu có đi siêu thị cũng sẽ ưu tiên vào các trung tâm quen thuộc như Vinmart hay Sài Gòn CO.op. Các thương hiệu này đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Trong nỗ lực tránh sự cạnh tranh khốc liệt với các đại gia bán lẻ khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Saigon Co.op đang nhắm đến nhắm mục tiêu đến các tỉnh Tây Nam Bộ, nơi vẫn còn thiếu các cơ sở giải trí chất lượng, với có kế hoạch phát triển một đến hai trung tâm thương mại lớn mỗi năm.
Vingroup đang thực hiện chiến lược mở rộng mạnh mẽ, Vincom Trần Duy Hưng vừa khai trương mới đây là Vincom thứ 10 tại Hà Nội, nâng tổng số trung tâm thương mại của Tập đoàn lên 68 tính đến thời điểm hiện tại và VinGroup kỳ vọng sẽ nâng con số này lên đến 200 trung tâm, Deloitte cho biết. Sau khi nhận sáp nhập Shop&Go, ngoài 108 siêu thị VinMart, VinCommerce cũng nâng số cửa hàng tiện lợi VinMart+ đạt khoảng 1.900 điểm bán.