Thị trường bất động sản 2020: Khắc nghiệt hơn vì Covid-19

12/03/2020 13:30
Năm 2019 khép lại với nhiều chật vật, thị trường bất động sản bước vào năm 2020 với kỳ vọng sẽ có những tiến triển tích cực hơn. Thế nhưng, virus Covid-19 đã tạo ra cú sốc ngay từ đầu năm, khiến nền kinh tế bị gián đoạn trên diện rộng và ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Thị trường bất động sản năm 2019 được các chuyên gia bất động sản đánh giá là một năm đầy khó khăn. Điểm nghẽn lớn nhất của thị trường bất động sản trong năm 2019 chính là những vướng mắc về pháp lý. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hàng trăm dự án không thể triển khai, kéo theo hệ lụy là nguồn cung khan hiếm.

Thị trường bất động sản 2020: Khắc nghiệt hơn vì Covid-19 - Ảnh 1.

Opal Boulevard của Đất Xanh là một trong những dự án hiếm hoi hoàn thiện pháp lý bán hàng vào cuối năm 2019 và hiện đang có tiến độ xây dựng rất tốt.

Sự kiện Cocobay tại Đà Nẵng cuối năm ngoái như "gáo nước lạnh" đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt phân khúc condotel. Nhiều nhà đầu tư mất dần niềm tin vào condotel trong khi đây chính là sản phẩm đang dẫn đầu về số lượng tại các thị trường nghỉ dưỡng nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… 

Một nguyên nhân tác động không hề nhỏ đến từ lộ trình siết vốn tín dụng vào bất động sản. Cụ thể, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn giảm từ 40% xuống còn 30%. Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Trong thời điểm thị trường bất động sản đang rất khó khăn thì đầu năm 2020, dịch cúm Covid-19 bất ngờ "ập đến" gây thêm áp lực cho nền kinh tế trong nước và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường bất động sản. Dịch Covid-19 có tác động đáng kể tới các phân khúc như bán lẻ, văn phòng và bất động sản công nghiệp. Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng "ngấm đòn" nặng nhất so với những phân khúc bất động sản khác.

Thị trường bất động sản năm 2020 còn đối mặt thêm với tâm lý "e dè" từ phía khách hàng. Bởi thời gian qua, thị trường đã chứng kiến nhiều công ty làm ăn thiếu uy tín, nhiều dự án "bánh vẽ" hoành hành, gây mất niềm tin cho khách hàng. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với thị trường bất động sản trong năm nay.

Các doanh nghiệp bất động sản phải "cầm hơi" qua ngày

Các chuyên gia bất động sản nhận định, chưa năm nào thị trường bất động sản nói chung và ở TP.HCM nói riêng lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như năm nay. Trong khi nguồn cung dự án vẫn chưa được khai thông thì khách hàng đã quay lưng vì dịch bệnh. Đặc thù của nghề môi giới là gặp mặt trực tiếp, tổ chức bán hàng tập trung đông người, nhưng trong tình thế hiện nay thì các hoạt động cũng bị hạn chế. Chính vì vậy, không ít sàn giao dịch và công ty môi giới trên cả nước phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Thị trường bất động sản 2020: Khắc nghiệt hơn vì Covid-19 - Ảnh 2.

Khi thị trường khó khăn thì khách hàng cũng có những yêu cầu cao hơn và chỉ thực sự tin tưởng vào những công ty uy tín.

Theo số liệu mới công bố của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết năm 2019, có 598 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động và 686 doanh nghiệp giải thể. Số lượng 686 doanh nghiệp bất động sản giải thể nói trên chủ yếu là những công ty cung cấp dịch vụ môi giới.

Không chỉ các sàn môi giới nhỏ lẻ, dịch bệnh Covid-19 cũng đang phá vỡ nhiều dự định của các chủ đầu tư bất động sản lớn. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP.HCM đã có kế hoạch tung sản phẩm trong năm nay cũng đang trong tình trạng "án binh bất động". Một số công ty lớn "cầm hơi" bằng các hoạt động chào bán giai đoạn tiếp theo của dự án cũ hoặc mua đi bán lại. 

Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức

Với tình hình khó khăn như hiện tại, theo dự báo, sự thanh lọc thị trường sẽ diễn ra rất mạnh trong năm 2020. Những doanh nghiệp nào vững về tài chính, uy tín sẽ tồn tại, những doanh nghiệp nào yếu sẽ tự khắc bị đào thải. Doanh nghiệp môi giới muốn tồn tại phải thay đổi cách thức hoạt động, chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng cho môi giới.

Thị trường bất động sản 2020: Khắc nghiệt hơn vì Covid-19 - Ảnh 3.

Đào tạo nâng cao kỹ năng cho môi giới là phương châm tiên quyết của các công ty lớn.

Trước sóng gió của thị trường, một trong những "ông lớn" bất động sản là Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, hoạt động dịch vụ và phát triển dự án tiếp tục là hai mảng hoạt động đem lại nguồn thu chính cho Đất Xanh.

Thị trường bất động sản 2020: Khắc nghiệt hơn vì Covid-19 - Ảnh 4.

Đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp của Đất Xanh

Trong năm 2020, dự kiến Đất Xanh sẽ tung ra thị trường khoảng 20,000 sản phẩm đầu trên cả nước, trong đó có một số dự án đã được giới thạo tin biết đến tên như Đại đô thị tại Long Thành 92ha, Opal Skyline, St.Moritz,…

Hơn nữa, hệ thống các công ty con từ Bắc vào Nam của Đất Xanh cũng triển khai phân phối hàng loạt dự án có quy mô lớn như Đất Xanh Miền Bắc với các dự án: Shophouse Florencia, Happy Land, FLC Tropical City Ha Long, TSG Lotus Long Biên, Green Pearl Bắc Ninh, Phương Đông Green Park, Uông Bí New City, Goldmark City, Kiến Hưng Luxury, The Matrix One, BID Residence, Hateco Laroma, Mipec Rubik 360,... Đất Xanh Miền Trung tung ra thị trường hàng loạt dự án lớn làm khuynh đảo thị trường bất động sản miền Trung như: La Maison Premium, Lakeside Infinity, One World Regency, Tropical Palm, One River, Danang Pearl, Dragon Smart City,… ,… Đất Xanh Miền Nam với các dự án Eco Green Sài Gòn, Viva Park, The Pearl Riverside. Đất Xanh Miền Tây với dự án Stella Mega City,... Ngoài ra, Đất Xanh còn hợp tác phân phối nhiều dự án từ các chủ đầu tư lớn nhỏ khác như: chuỗi dự án Sunshine, The River Thủ Thiêm, New City, Paris Hoàng Kim, Minh Quốc Plaza, Picity High Park, Alva Plaza, Eco Xuân ...

Trước nhu cầu phân phối hàng loạt dự án lớn, từ Quý 1/2020 Đất Xanh đã có kế hoạch tuyển 5,000 nhân viên kinh doanh trên toàn quốc. Theo đại diện của Đất Xanh cho biết, đây là đợt tuyển dụng lớn nhất từ trước đến nay của Tập đoàn. Luôn nhìn thấy cơ hội trong các thách thức, nguồn lực nhân viên kinh doanh được tuyển dụng bổ sung với quy mô lớn sẽ góp phần thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch chiến lược của Đất Xanh trong năm 2020 và những năm sắp tới.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
5 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
7 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
8 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
8 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
9 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

"Pháp sư" Mr. Xuân Hoàn thay áo mới cho VinFast VF 3: mini Defender phiên bản "hoàng tử bóng đêm", cặp đèn pha đổi màu theo ý thích
12 giờ trước
Chiếc VinFast VF 3 phiên bản all black được xem là độc nhất vô nhị trên thị trường hiện nay.
Một ông lớn Trung Quốc trình làng xe hybrid phạm vi hoạt động trên 1.500 km: Tiêu thụ 4,71L/100km, sạc nhanh chưa đến 30 phút
13 giờ trước
Mẫu xe có tên Roewe iMax8 DMH với phạm vi hoạt động 1.536 km với giá khởi điểm hơn 700 triệu đồng.
Kia Seltos 2025 lộ diện trên đường: Thiết kế mới, có điểm giống xe điện, dễ thêm hybrid đấu Xforce, Yaris Cross
13 giờ trước
Thế hệ mới của Kia Seltos vẫn sẽ giữ kiểu dáng góc cạnh như trước nhưng sẽ thay đổi lớn ở mặt trước và sau.
Nhiều hãng xe lần đầu lắp ráp tại Việt Nam: Phần lớn từ Trung Quốc, xe thuộc nhiều phân khúc, xuất xưởng từ năm sau
17 giờ trước
Xu hướng xây nhà máy và nội địa hóa ô tô tại Việt Nam đang cho thấy rõ mục tiêu phát triển nghiêm túc của nhiều hãng mới gia nhập thị trường.