Theo đó, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - định hướng phát triển thị trường bất động sản du lịch trong năm 2018 cũng như trong trung hạn và dài hạn.
Nghị quyết 42 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, tạo điều kiện để tái khởi động các dự án bất động sản là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu đang bị ngừng triển khai.
Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, với kỳ vọng đô thị này sẽ bứt phá về kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản trên toàn vùng.
Thị trường bất động sản năm 2018 chịu nhiều tác động từ chính sách. Ảnh: N.Vũ |
Ngoài ra, hàng loạt hành lang pháp lý sắp được ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp minh bạch hóa và tháo gỡ vướng mắc cho các hoạt động của thị trường bất động sản. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế); và sẽ xem xét ban hành nhiều dự luật có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản như: Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân…
Nghị quyết 01 ngày 01/01/2018 của Chính phủ đã định hướng theo dõi sát diễn biến thị trường để có giải pháp thúc đẩy bất động sản phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế…
Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các mô hình kiến trúc, vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu…
N.Vũ