Thị trường chứng khoán phái sinh sau 1 năm hoạt động: Đã có gần 40.000 tài khoản được mở

10/08/2018 14:58
Số tài khoản có giao dịch đạt 11.225 tài khoản, trong đó có 95% tài khoản thuộc về nhà đầu tư cá nhân.

Ngày 10/08/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng ban lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán đã ấn nút để khai trương TTCK phái sinh. Kể từ đó tới nay, chứng khoán phái sinh (CKPS) đã trở thành một sản phẩm quan trọng giúp gia tăng hàng hóa đầu tư và thúc đẩy thanh khoản trên thị trường. Nhà đầu tư cũng có thêm một kênh đầu tư để đa dạng hóa danh mục và quản trị rủi ro tốt hơn. 

Sau một năm đi vào hoạt động, TTCKPS có những bước tăng trưởng rất ấn tượng, tốc độ tăng trưởng hàng tháng lên tới 35%, thị trường liên tục ghi nhận những kỷ lục mới về số lượng các hợp đồng cũng như giá trị giao dịch.

Nếu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày khai trương thị trường, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 487 hợp đồng, thị trường đã ghi nhận mức giao dịch lên tới 164.872 hợp đồng vào ngày 6/7/2018. Khối lượng giao dịch bình quân phiên tăng mạnh, năm 2018, đạt 58.613 hợp đồng/ngày, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2017. 

Khối lượng vị thế mở OI toàn thị trường tăng trưởng suốt từ khi thị trường đi vào hoạt động đến nay và đạt 16.858 hợp đồng tại ngày 31/7/2018, gấp 2,1 lần so với cuối năm 2017. Ngày 25/7/2018 khối lượng vị thế mở OI đạt giá trị cao nhất 18.569 hợp đồng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên.

Thị trường chứng khoán phái sinh sau 1 năm hoạt động: Đã có gần 40.000 tài khoản được mở - Ảnh 1.

Tổng hợp KLGD &OI TTCKPS 1 năm hoạt động (Nguồn: HNX)

     Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 153 tài khoản mới. Tính đến ngày 31/7/2018, đã có 39.631 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, trong đó số tài khoản có giao dịch là 11.225 tài khoản.

Thị trường chứng khoán phái sinh sau 1 năm hoạt động: Đã có gần 40.000 tài khoản được mở - Ảnh 2.

 Hiện có trên 90% nhà đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả hoạt động tự doanh của CTCK) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm qua đạt 23.305 hợp đồng, tương ứng 0,12% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Cho tới nay, TTCKPS đã có 9 CTCK trở thành thành viên giao dịch và thành viên bù trừ, tăng 2 thành viên so với giai đoạn đầu. Cuộc đua tranh giành thị phần ở trên TTCKPS ngày càng trở lên khốc liệt. Ngoài 9 thành viên giao dịch hiện có thì các công ty chứng khoán khác cũng nỗ lực phát triển hạ tầng, phát triển năng lực quản lý và các tiêu chí về tài chính để có thể đăng ký trở thành thành viên trên TTCKPS. Sự cạnh tranh này đem lại lợi ích cho nhà đầu tư khi họ sẽ được sử dụng các dịch vụ với chất lượng ngày càng được cải thiện.

Ngoài sản phẩm hợp đồng tương lên trên chỉ số VN30, đầu tháng 8 này, UBCK đã phê duyệt mẫu sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Trong thời gian tới, HNX sẽ hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để có thể đưa sản phẩm này vào giao dịch. Ngoài ra, HNX tiếp tục phối hợp với HOSE hoàn thiện Bộ Nguyên tắc chỉ số VNX 200, làm cơ sở để triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX200. Như vậy, thời gian tới nhà đầu tư sẽ có thêm các sản phẩm phái sinh để đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản trị rủi ro cho danh mục của mình.

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
10 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
9 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
8 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
5 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
7 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.