Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm

06/09/2018 07:48
Theo Chứng khoán Rồng Việt, thị trường sẽ phải trông chờ vào khối ngoại. Tuy vậy, dòng vốn ngoại vẫn đang thận trọng khi mà sự bất nhất trong các động thái của tổng thống Trump vẫn gây ra lo ngại về bất ổn của kinh tế thế giới, trong khi dòng vốn này quả thật vẫn chưa trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong tháng vừa qua, và có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa.

Ghi nhận tại báo cáo chiến lược tháng 9 mới công bố, dù VN-Index đã hồi phục tốt trong tháng 8, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn nhận thấy dòng tiền không tăng mạnh mà chủ yếu được điều tiết và luân chuyển khéo léo giữa các nhóm ngành để hỗ trợ thị trường đi lên.

Do vậy, đơn vị này cho rằng rất khó để thị trường có thể đi xa hơn nữa nếu không có một sự đột biến về dòng tiền. Ở chiều ngược lại, thị trường rất dễ bị tổn thương nếu gặp áp lực bán mạnh.

Chờ dòng vốn ngoại

Trong bối cảnh đó, thị trường sẽ phải trông chờ vào khối ngoại. Tuy vậy, dòng vốn ngoại vẫn đang thận trọng khi mà sự bất nhất trong các động thái của tổng thống Trump vẫn gây ra lo ngại về bất ổn của kinh tế thế giới, trong khi dòng vốn này quả thật vẫn chưa trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong tháng vừa qua, và có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa.

Nên nhớ, FED gần như sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 này, VDSC nhấn mạnh.

Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm - Ảnh 1.

Điểm lại giao dịch khối ngoại tháng 8 vừa qua, các nhà đầu tư đã bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng trên cả 2 sàn, giảm đáng kể so với mức bán ròng tới 2.400 tỷ trong tháng 7. Điều đó đã giúp giảm bớt áp lực bán ra trên thị trường, tạo điều kiện cho VN-Index hồi phục 3,5%.

Mặc dù xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều cổ phiếu lớn đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng trong tháng 8, đặc biệt là các cổ phiếu hàng tiêu dùng như MSN (286 tỷ đồng), VJC (237 tỷ đồng) và HPG (206 tỷ đồng). Trong khi đó, VIC (bán 1.330 tỷ đồng), VNM (bán 1.064 tỷ đồng) và VHM (bán 514 tỷ đồng) vẫn là các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất.

Mặt khác, các quỹ ETF nội vẫn thu hút một lượng khá tốt dòng vốn ngoại. Chứng chỉ quỹ VFMVN30 được khối ngoại mua ròng 102 tỷ đồng trong tháng 7 và 220 tỷ đồng trong tháng 8.

Như vậy, cho đến khi có sự đảo chiều của dòng vốn ngoại cũng như cải thiện hơn về thanh khoản, VDSC cho rằng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 960-1.040. Đáng chý ý, trong biên độ này, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình-nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm - Ảnh 2.

Rủi ro thấp, song vẫn khó để vượt mốc 1.000

Dù vậy, nếu nhìn nhận dưới góc độ tiền tệ, độ biến động ẩn (implied volatility) đã tăng rất mạnh, không chỉ ở châu Á mà trên toàn thế giới. Điều này cho thấy rủi ro tiền tệ các nước bị phá giá sâu hơn so với USD hầu như đã được thị trường phản ánh. Thị trường chứng khoán trong khu vực vì vậy có vẻ đang ở mức rủi ro tương đối thấp, và có khả năng khởi sắc hơn.

Mặc dù nhận định rủi ro thấp, song trong ngắn hạn VDSC cho rằng thị trường khó có thể vượt xa khỏi mốc 1.000 điểm khi mà căng thẳng Mỹ-Trung, kỳ cơ cấu ETF và khả năng FED nâng lãi suất là các rào cản không nhỏ. Trong bối cảnh đó, thanh khoản nếu có thể duy trì ở mức hiện tại, hoặc cao hơn 4.000 tỷ đồng/phiên sẽ là một kịch bản không tồi.

Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm - Ảnh 3.

Như vậy, về mặt tích cực, thị trường kỳ vọng một chuyển biến từ khối ngoại trong một vài tháng tới, điều vẫn thường diễn ra ở cuối năm và đầu năm. Sau khi mua thỏa thuận VHM trong đợt IPO, khối này đã liên tục bán ròng cổ phiếu này (cùng với VIC và VRE), nên không loại trừ khả năng có một phần tiền vẫn đang chờ đợi thời điểm thích hợp để trở lại.

Nếu chỉ nhìn vào điểm số của các chỉ số thì thị trường đã có một tháng 8 tích cực với các chỉ số tăng điểm. Song, mức tăng này không phản ánh diễn biến chung của thị trường khi mà các cổ phiếu vốn hóa lớn thay phiên nhau hỗ trợ chỉ số.

Phần đông nhà đầu tư ở trạng thái lưỡng lự tìm kiếm các tín hiệu xác định sự hồi phục thực sự khi mà VN-Index hướng dần đến mốc 1.000 điểm. Điều này khiến sự nhiệt tình tham gia thị trường của các nhà đầu tư trong nước khá thấp trong khi khối ngoại bán ròng 200 tỷ đồng trên HoSE. Thanh khoản của thị trường chứng khoán cơ sở đã có sự cải thiện mạnh, tăng 40% so với tháng trước, song vẫn khá thấp so với mức bình quân giai đoạn đầu năm.

Nhìn chung, VDSC nhận thấy thị trường đã và đang nhận được nhiều bất lợi hơn so với tin tức hỗ trợ. Mặc dù các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn tích cực, các rủi ro bên ngoài đang là mối bận tâm lớn của nhà đầu tư. Chiến tranh thương mại cho có dấu hiệu kết thúc và xác suất cao là FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng 9.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình - nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn

Với kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 960-1.040, VDSC cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình - nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điển hình có Đường Quảng Ngãi (QNS), Vietjet Air (VJC), Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM), Sợi Thế Kỷ (STK)…

Riêng về nhóm ngành dệt may, VDSC nhận định dệt may Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực khi 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu lớn đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng 2 chữ số như Hoa Kỳ (10,4%), Trung Quốc (43,1%), ASEAN (33,9%) và Nhật Bản (21,9%). VDSC cho rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn nhờ vào làn sóng chuyển dịch đơn hàng dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, đồng thời cơ hội mở rộng thị trường và cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA sẽ tiếp tục là các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trong tương lai.

Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm - Ảnh 4.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
3 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
5 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.