Thị trường đất nền vùng ven Tp.HCM bây giờ ra sao sau cơn sốt?

07/07/2018 08:54
Những điểm nóng về đất nền tại khu vực vùng ven như Quận 9, Quận 2,...hiện đã hạ nhiệt, giao dịch giảm đi đáng kể. Xu hướng giá không còn tăng mạnh như trước.

Ghi nhận thực tế thị trường, cho thấy các nhà đầu tư, người mua nhà không còn hiện tượng đổ xô đi tìm mua đất, nhất là tại khu Đông. Số lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền bắt đầu có chiều hướng giảm. Giá cũng có dấu hiệu chững hoặc tăng nhẹ cục bộ ở một số khu vực.

So với cách đây khoảng 2 tháng, đất sổ đỏ ở các khu dân cư vẫn giữ giá ổn định, có nơi tăng nhẹ. 

Chẳng hạn, nên đất 60m2 tại đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2 giá chào bán tháng 5/2018 là 50 triệu đồng/m2, hiện giá này tăng lên 53 triệu đồng/m2. Tương tự, giá thứ cấp nền đất KDC Hoàng Kim (Q.2) cũng tăng thêm 2 giá so với thời điểm chào bán cuối tháng 5/2018, tăng từ 46 triệu đồng/m2 lên 48 triệu đồng/m2. 

Tại P.Phú Hữu, Q.9, đất thổ cư KDC Gò Cát vẫn lên giá khoảng 5% so với 1 tháng trước. Đặc biệt những nền đất có mặt tiền lớn giá dao động tăng thêm 10% so với thời điểm đầu tháng 6/2018, tức tăng thêm khoảng 3.5-4 triệu đồng/m2. 

Trong khi đó, tại khu vực P.Long Trường, Q.9 giá cũng tăng lên từ 35 triệu đồng/m2 lên 36-36.5 triệu đồng/m2. Khu vực P.Long Phước, giá tiếp tục tăng nhẹ từ 32 triệu đồng/m2 lên 33 triệu đồng/m2…

Theo khảo sát, giao dịch đất nền đã giảm nhiệt rõ nét tại các khu vực này nhưng giá vẫn tăng thêm 1-2 giá trên m2 trong vòng 2 tháng nay. Tìm hiểu tại một sàn giao dịch BĐS có trụ sở tại đường Long Phước, Q.9, được biết, số lượng khách đến giao dịch đã giảm khoảng 70% so với thời điểm tháng 4/2018. Cá biệt có một số sàn không phát sinh giao dịch trong vòng 1-2 tuần. Đó cũng là tình trạng chung của một số sàn BĐS khu vực Q.9, Q.2 khi cả khách đầu tư và khách mua thực vắng vẻ hơn trước.

Tìm hiểu được biết, nhiều NĐT có ý định xuống tiền ở thời điểm đất hạ nhiệt, tuy nhiên tâm lý không an tâm vì khó chốt lời nếu thị trường trầm lắng thời gian dài. Do đó, số lượng NĐT mua đất đầu tư thời điểm này không đáng kể. Trong khi đó, đối với người mua ở thực do mặt bằng giá đất đã lên quá cao, khiến họ không đủ khả năng tài chính để tiếp cận. Do đó, mặc dù giao dịch giảm rõ rệt nhưng giá đất nền khu Đông không giảm mà tiếp tục tăng nhẹ.

Chị Hoàng Anh, môi giới tự do Q.9 cho hay, thời điểm tháng 4/2018 một tháng chị có thể chốt được 4-5 giao dịch với NĐT thì hiện tại, 2 tháng nay mới được 1 nền. NĐT vẫn hỏi thăm về đất khá nhiều nhưng có vẻ họ e dè vì thị trường chưa tốt lên. 

Theo chị Anh, những nền đất vị trí đẹp, trong các KDC mới đã đông đúc cư dân ở giá vẫn tăng chứ không chững hoặc giảm. Tuy nhiên, đất nông nghiệp giá có hiện tượng giảm 1-2 triệu đồng/m2 hoặc giữ giá so với thời điểm sau Tết vì sức mua loại hình này sụt giảm.

Ông Vũ Văn Thái, NĐT đất nền lâu năm sống tại Q.2 cho hay: Thực ra, đây mới là thời điểm NĐT nên "xuống tiền" để mua vào và đợi thời điểm thị trường tốt lên bán ra. Tuy nhiên, đa số NĐT lại khá e dè vì đợt sốt đất vừa mới chấm dứt nên tâm lý sợ rủi ro tiềm ẩn còn khá cao, chưa kể, lượng hàng những  NĐT trước đó chưa thoát ra được sau đợt sốt cũng khiến các NĐT e ngại khi vào thị trường ở thời điểm này.

Trong báo cáo quý II/2018 mới đây, DKRA Việt Nam dự báo đất nền vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn hàng đầu 6 tháng cuối năm 2018, dù vậy trong bối cảnh thị trường hạ nhiệt thì người mua sẽ cẩn trọng hơn khi ra quyết định đầu tư. 

Đặc biệt, đơn vị này cũng chỉ ra, khi thị trường hạ nhiệt sẽ kèm theo đó là những bất ổn và rủi ro đối với các bên, trong đó có rủi ro đối với NĐT cá nhân. "Theo đó, để đảm bảo đầu tư an toàn trong điều kiện thị trường biến động tất cả các bên cần điều chỉnh chiến lược đầu tư phù hợp với thực tế thị trường", đại diện DKRA nhấn mạnh.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
10 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
11 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.