Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc?

15/03/2019 11:35
Sau tập đoàn vàng bạc đá quí Doji, mới đây đến lượt cái tên lớn nhất làng bán lẻ tại Việt Nam – Thế Giới Di Động – đã nhập cuộc thị trường bán lẻ đồng hồ đeo tay. Bước đi này của Thế Giới Di Động càng gây chú ý hơn về thị trường đồng hồ tại Việt Nam, vốn từ trước đến nay vẫn chưa thoát khỏi cảnh bát nháo.

Một thị trường “thơm” hơn 700 triệu USD

Theo một nghiên cứu được Cty CP vàng bạc đá quí Phú Nhuận (PNJ) công bố vào năm 2018, thị trường đồng hồ đeo tay tại Việt Nam có giá trị gần 750 triệu USD, tương đương khoảng 17.000 tỉ đồng.

Trong “chiếc bánh” hơn 17.000 tỉ đồng rất “thơm” này, hiện chưa có nhà phân phối nào đáng mặt được gọi là “đại gia” với việc chiếm từ 20% thị phần trở lên. PNJ sau khi thử nghiệm và nhập cuộc thị trường này, hiện có khoảng 20 cửa hàng bán đồng hồ.

Một cái tên lớn thứ hai là Tập đoàn vàng bạc đá quí Doji cũng mới gia nhập thị trường đồng hồ đeo tay gần đây nhưng chưa đủ sức lan tỏa rộng.

Cả hai nhà bán lẻ trên chủ yếu bán các sản phẩm đồng hồ phân khúc giá thấp và trung bình, tập trung vào những dòng đồng hồ thời trang và đồng hồ thông thường chủ yếu dành cho nữ, có mức giá chủ yếu từ 10 triệu đồng trở xuống.

Ở phân khúc giá trung bình và cao có các chuỗi bán lẻ của Đăng Quang Watch và Galle Watch, với việc phân phối một số thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ, Nhật Bản… có mức giá từ 10 triệu đồng trở lên cho đến hàng chục triệu đồng/chiếc.

Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc? - Ảnh 1.

Thế Giới Di Động thử nghiệm bán đồng hồ (ảnh: Hiểu Em/Ictnews).

Tuy nhiên theo đánh giá của Cty CP chứng khoán Rồng Việt, thị trường đồng hồ đeo tay tại Việt Nam đang phân mảnh và bát nháo.

Trên thực tế cho đến thời điểm hiện tại, có rất ít chuỗi bán lẻ đồng hồ đeo tay tại Việt Nam có được niềm tin tuyệt đối từ người tiêu dùng.

Anh P.Quốc trong một lần có dịp đi Thụy Sĩ đã mua một chiếc Rado giá hơn 700USD, trong khi cũng chiếc đó rao bán trên mạng tại Việt Nam chỉ hơn 15 triệu đồng. “Một mức giá rất đáng ngờ, vì vậy mua ở nước ngoài cho chắc ăn”, anh Quốc nói.

Lợi nhuận còn… “thơm” hơn

Cách lựa chọn như anh Quốc là khá phổ biến đối với những người có điều kiện đi nước ngoài, có thể mua đồng hồ ở Mỹ, Châu Âu, Singapore… Giá thường cũng rẻ hơn so với tại Việt Nam, nhưng trên hết là sự yên tâm về chất lượng và hàng thật chứ không phải hàng nhái, hàng giả.

Một chuyên trang chuyên thẩm định đồng hồ từng đưa ra thông tin, qua 20.000 chiếc được thẩm định thì có tới 8.600 chiếc là giả, nhái trong đó có những chiếc nhái các thương hiệu nổi tiếng được bán tại các cửa hàng ghi rõ là “phân phối đồng hồ chính hãng” với mức giá hơn chục triệu đồng đến vài ngàn USD.

Đối với các dòng đồng hồ thời trang thì càng rơi vào tình trạng “vàng thau lẫn lộn” với việc đóng thương hiệu nhiều hãng thời trang nổi tiếng nhưng mức giá chỉ từ vài trăm ngàn đến khoảng một triệu đồng đã có thể sở hữu được một chiếc.

Khi hai “ông lớn” chuyên kinh doanh vàng bạc đá quí nhảy vào thị trường đồng hồ đeo tay chưa gây chú ý quá nhiều, song đến lượt nhà bán lẻ số 1 về công nghệ là Thế Giới Di Động nhảy vào tiếp, thì vấn đề lợi nhuận bán lẻ đồng hồ đã được “soi” kĩ hơn.

Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc? - Ảnh 2.

Biên lợi nhuận gộp của ngành hàng đồng hồ và phụ kiện của PNJ.

Và cuối cùng, lợi nhuận của việc phân phối bán lẻ đồng hồ đã thực sự gây kinh ngạc. Tỉ suất lợi nhuận của ngành bán lẻ đồng hồ  vượt qua lợi nhuận của ngành hàng kinh doanh vàng bạc đá quí, điện thoại, điện máy…, thậm chí đạt ở mức 60-70%.

Trong khi dư địa thị trường còn rất lớn vì chưa có chuỗi nào chiếm thị phần hơn 20%, và tỉ suất lợi nhuận cao đến mức như vậy, đó chính là thỏi nam châm hút các “ông lớn” bán lẻ nhập cuộc.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.