Thị trường du lịch trực tuyến trị giá đến 9 tỷ USD và những thử thách của doanh nghiệp nội địa

08/09/2022 15:05
Nửa đầu năm và đặc biệt giai đoạn hè 2022, thông tin về sự bứt phá của ngành du lịch, khách sạn trước nhu cầu đi lại tăng trưởng nóng hậu Covid-19 gây nhiều chú ý. Dù vậy, theo người trong cuộc, đó chỉ là một trong ba mảng của bức tranh toàn ngành.

"Ngành du lịch còn cực kỳ khó khăn"

"Thực tế, ngành du lịch còn cực kỳ khó khăn", ông Ngô Minh Đức – đại diện CTCP Công nghệ du lịch Gotadi – nhấn mạnh trong buổi chia sẻ mới đây. Theo ông Đức, phải nhìn ngành du lịch toàn diện theo 2 nhóm, bao gồm:

Một, lượt khách người nước ngoài đến Việt Nam: Đây là đối tượng đem lại nguồn thu trọng điểm cho ngành. Trong đó, trước dịch thì mỗi năm Việt Nam đón khoảng 20 triệu lượt khách và họ tiêu tiền rất mạnh. Ví dụ điển hình, thống kê ở các khu du lịch biển phổ biến cho thấy đối tượng ăn tôm hùm chỉ toàn người Trung Quốc…

Hai, người Việt Nam đi ra nước ngoài.

Cuối cùng, người Việt Nam du lịch trong nước: Đây là mảng đột biến nửa đầu năm, nếu trước dịch chúng ta có khoảng 80 triệu lượt khách thì đến nay đã vượt con số này.

Như vậy, vấn đề khó khăn của du lịch phải nhìn từ đối tượng thứ nhất. 8 tháng đầu năm, Việt Nam đón 1,4 triệu lượt khách nước ngoài, chưa đến 1/10 con số trước dịch. Nguyên nhân là (i) nhiều quốc gia còn đóng cửa (Trung Quốc) hoặc mở nhưng chỉ mở "he hé" (Hàn Quốc, Nhật Bản…); và (ii) căng thẳng Nga – Ukraina, lạm phát tăng cao và đồng Euro rớt giá mạnh (đã giảm kỷ lục hon 20%) khiến người dân châu Âu hạn chế đến Việt Nam.

"Trong khi đó, khách từ Nga, Hàn, Trung Quốc, Đài Loan những năm qua là đối tượng du lịch chính của nước ta. Nhìn như vậy để hiểu được, nhành du lịch còn cực kỳ khó khăn", ông Đức bày tỏ.

Chưa kể, doanh nghiệp trong ngành còn đang đối mặt khó khăn về nhân sự. Khi, trước dịch thị trường có khoảng 2 triệu người lao động, thì hiện nay họ chuyển sang làm chuyện khác. Nhiều thử thách khiến loạt khách sạn vẫn còn đóng cửa…

Ứng phó, theo ông Đức các đơn vị trong ngành đã và đang phối hợp với cơ quan chức năng có những biện pháp quyết liệt. Ví dụ, chúng ta đang định vị lại thị trường quốc tế, cụ thể là nhắm đến đối tượng khách du lịch Ấn Độ, các nước Trung Đông… những nơi dư địa còn rất lớn. Song song, ngành cũng phải cởi mở hơn về visa và tăng cường các hình thức quảng bá ra bên ngoài.

Ở khía cạnh vi mô, mỗi đơn vị cũng đang có những chiến lược tái cơ cấu hoạt động để duy trì hoạt động, cũng như đón đầu được những xu hướng mới. Một trong số đó là công cuộc chuyển đổi số.

Thực tế, việc chuyển đổi số sớm được coi là động lực phát triển chính của nền kinh tế nói chung và mảng du lịch nói riêng. tạo tiền đề để Việt Nam bứt phá trở thành nước có thu nhập cao. Thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam cũng đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư.

Quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam dự kiến lên tới 9 tỷ USD

Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%), dự kiến năm 2025 lên tới 9 tỷ USD. Theo nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu bán hàng du lịch trực tuyến tai Việt Nam sẽ duy trì mức độ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2015 – 2020.

Dù vậy, thị trường này gần như bị các OTA (Online Travel Agent, đại lý du lịch trực tuyến) nước ngoài độc chiếm. Số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thể hiện các OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia… chiếm tới 80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam. Phần lớn du khách quốc tế và không ít du khách nội địa đều sử dụng dịch vụ của OTA nước ngoài. Khảo sát nhiều khách sạn lớn cũng ghi nhận tỷ lệ đặt phòng từ kênh OTA chiếm 40 - 60% tổng doanh thu, chủ yếu là OTA nước ngoài. Đơn cử, tại Khách sạn Rex (quận 1, Tp.HCM), hơn 35% tổng doanh số bán phòng đến từ kinh doanh trực tuyến, trong đó kênh OTA chiếm hơn 40%.

"Các chủ khách sạn Việt Nam đang phải trả phí đặt phòng qua trang OTA nước ngoài 30%, thậm chí tới 38%. Đó là nỗi đau của các chủ khách sạn, vì lợi nhuận bị 'ăn' hết", ông Ngô Minh Đức, nhà sáng lập Gotadi chia sẻ.

Cuộc chơi thiên về doanh nghiệp ngoại, tại sao?

Thị trường du lịch trực tuyến trị giá đến 9 tỷ USD và những thử thách của doanh nghiệp nội địa - Ảnh 1.

Ông Ngô Minh Đức – đại diện CTCP Công nghệ du lịch Gotadi.

Ngược lại, các OTA Việt Nam như Gotadi, VnTrip, Ivivu, Chudu, Mytour.vn, Vinabooking... chỉ có lượng giao dịch khiêm tốn. Nguyên nhân theo Gotadi, rằng đang tồn tại sự bất bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và các OTA nước ngoài.

Các OTA nước ngoài không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên không có cơ sở quy trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Thay vào đó, các đối tác Việt Nam sẽ là bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, các OTA nội địa không thể cạnh tranh về giá với OTA nước ngoài.

Mặt khác, việc số hoá của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Theo một thống kê, đến 90% doanh nghiệp chuyển đổi số gặp thất bại vì họ quá chú trọng đến công nghệ mà quên mất rằng mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng phải đặt lên ưu tiên hàng đầu.

"Gotadi bắt đầu chuyển đổi số khá sớm giai đoạn năm 2014-2015, chúng tôi cũng thuê một công ty công nghệ để chọn công nghệ lõi, tuy nhiên sau cùng lại chọn sai kết quả dẫn đến không thể kết nối API cũng như mất nhiều thời gian, chi phí. Do đó, cuối cùng Gotadi quyết định tự xây dựng hệ thống. Đến nay Gotadi đã làm chủ được công nghệ và linh hoạt trong toàn bộ hệ thống như API", ông Đức lấy ví dụ từ chính bản thân.

Kết luận để có thể chuyển đổi số thành công, Gotadi cho rằng cần:

Thứ nhất, đặt khách hàng và trải nghiệm người dùng lên hàng đầu.

Thứ hai, không nao núng, không chùn bước, bản thân người đứng đầu phải chịu nhiều thử thách thì mới gặt hái được thành quả.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
57 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
44 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.