Dầu giảm khi triển vọng nguồn cung vẫn đảm bảo
Giá dầu thô sụt giảm vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần mặc dù tăng vào đầu phiên bởi vẫn có khả năng Mỹ và các đồng minh sẽ duy trì thỏa thuận với Iran – điều có thể giúp duy trì xuất khẩu dầu thô của Iran trên thị trường thế giới.
Dầu Brent giảm 35 US cent xuống 77,12 USD/thùng, không xa mấy so với mức 78 USD của phiên trước đó (mức cao nhất kể từ tháng 11/2014). Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 66 US cent xuống 70,70 USD/thùng, cũng không xa mấy so với mức 71,89 USD của phiên trước. Ngoài ra, thông tin các nhà sản xuất dầu Mỹ vừa bổ sung 10 giếng khoan trong tuần qua cho thấy nguồn cung trên toàn cầu có thể sẽ còn tăng thêm nữa. Nằm ngoài OPEC, sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua đã đạt kỷ lục cao mới, 10,7 triệu thùng/ngày, tăng 27% so với thời điểm giữa năm 2016.
Vàng có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần
Giá vàng vững trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần tăng lần đầu tiên trong vòng 4 tuần do USD yếu đi và các nhà đầu tư giảm niềm tin vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng tỷ lệ lãi suất 3 lần trong năm 2018. Hiện tại, "rủi ro địa chính trị ở Trung Đông, đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm đang là nhữn yếu tố hỗ trợ tạm thời thị trường vàng", lãnh đạo tập đoàn Dillon Gage Metals, ông Walter Pehowich cho biết.
Giá vàng giao ngay lúc đóng cửa vững ở 1.321 USD/ounce, đầu phiên có lúc giá lên mứ cao nhất kể từ 25/4 (1.325,96 USD), tính chung cả tuần gí tăng 0,5%; vàng giao tháng 6 giảm 1,6 USD tương đương 0,1% xuống 1.320,70 USD/ounce. Đồng USD giảm liên tiếp 3 phiên so với rổ các đồng tiền chủ chốt.
Nhu cầu vàng trên thế giới quý 1/2018 thấp nhất trong vòng một thập kỷ do giá ít biến động và lãi suất tăng ở Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang những tài sản mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGI), tổng nhu cầu vàng toàn cầu trong 3 tháng đầu năm nay đạt 973,5 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái và là quý thấp nhất kể từ 2008.
Bạc tăng, bạch kim và palađi giảm
Giá bạc trong phiên cuối tuần tăng 0,3% lên mức cao nhất 2 tuần rưỡi (16,72 USD/ounce), cao hơn mức trung bình của 100 ngày và gần chạm mức trung bình của 200 ngày (16,84 USD); tính chung cả tuần giá tăng 1,3%. Bạch kim giảm 0,4% xuống 920,49 USD/ounce, trong phiên có lúc giá đạt 929,10 USD (cao nhất kể từ 25/4). Palađi giảm 0,8% xuống 991 USD/ounce vào lúc đóng cửa dù đầu phiên đạt 1.008,50 USD (cao nhất 2,5 tuần); tính chung cả tuần giá tăng 2%.
Sắt thép tăng với kỳ vọng nhu cầu mạnh
Giá sắt và thép tại Trung Quốc tăng trong phhiên giao dịch cuối tuần trong bối cảnh giới đầu tư lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu bởi dự trữ thép cây tục giảm và nhu cầu gia tăng trên thị trường bất động sản. Quặn sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,8% lên 473,5 NDT/tấn, quặng sắt giao tại cảng Tần Hoàng Đảo ở mức 66,83 USD/tấn; trong khi thép cây – dùng trong xây dựng – trên sàn Thượng Hải tăng 1,7% lên 3.653 NDT/tấn. Dự trữ thép cây đã giảm gần 1/3 kể từ giữa tháng 3, từ mức cao kỷ lục nhiều năm là 9,79 triệu tấn xuống còn 6,71 triệu tấn ngày 4/5. Như vậy, các nhà máy thép sẽ cần tăng lượng dự trữ bởi dự báo sản lượng sẽ tăng sau những tháng mùa đông. Ngân hàng ANZ trước đây dự báo sẽ dư thừa thép trong năm 2018, nhưng thực tế thì tiêu thụ đang khá mạnh. Tuy nhiên, về trung hạn, họ vẫn duy trì dự báo giá quặng sắt sẽ giảm, có thể xuống chỉ 69 USD/tấn trong vài tháng tới.
Cao su tăng do mua mạnh
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần sau khi giá tại Thượng Hải tăng mạnh và hoạt động mua mạnh trước kỳ nghỉ cuối tuần. Hợp đồng giao tháng 10 tại Tokyo tăng 0,5 JPY lên 193,4 JPY (1,77 USD)/kg, tính chung cả tuần giá tăng 0,7%. Hợp đồng giao tháng 9 trên sàn Thượng Hải trong phiên có lúcphieen11.750 NDT/tấn, nhưng kết thúc phiên giảm nhẹ 10 NDT xuống 1.580 NDT (1.845 USD)/tấn.
Về những thông tin cơ bản, dự trữ cao su tại các kho của sàn Thượng Hải tăng 1,3% so với cách đây một tuần, tuy nhiên tiêu thụ ô tô mạnh tại thị trường Trung Quốc tháng 4 nên giá tại Thượng Hải vẫn tăng cao. Trong tháng 4, tiêu thụ ô tô tại Trung Quốc tăng 11,5% so với cùng tháng năm ngoái, lên 2,23 triệu chiếc, trái với xu hướng ảm đạm hồi đầu năm.
Đậu tương giảm bởi nguy cơ chiến tranh thương mại
Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng do hoạt động bán ra mạnh và nguy cơ chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Đậu tương kết thúc phiên giảm 18 US cent xuống 10,03-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc giá xuống 10,02 USD, thấp nhất kể từ 4/4. Nhập khẩu đậu tương tháng 4/2018 của Trung Quốc giảm xuống còn 6.9 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự kiến, do các lô hàng bị chậm trễ vì hoạt động kiểm tra tại cảng nghiêm ngặt hơn và thay đổi chính sách thuế, theo các thương nhân và các nhà phân tích thị trường cho biết.
Giá một số mặt hàng chủ chốt ngày 12/5