Dầu thô tăng giá
Giá dầu thô kỳ hạn tăng trở lại trong ngày giao dịch 17/7/2018 do dự trữ giảm tại Mỹ và sản lượng tiếp tục hạn chế ở Venezuela và Libya.
Nguồn cung ở Venezuela sẽ bị hạn chế do hoạt động bảo trì trong vài tuần tới. Hai trong 4 nhà máy lọc dầu nghỉ bảo dưỡng có công suất lọc 700.000 thùng/ngày và được sử dụng để chế biến dầu nặng xuất khẩu. Bên cạnh sản lượng giảm của Venezuela, các thương nhân đang chú ý tới hàng tồn kho của Mỹ, dự kiến sẽ giảm 3,5 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 13/7, theo Reuters.
Giá dầu thô WTI của Mỹ chốt phiên tăng 2 cent lên 68,08 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 32 cent lên 72,16 USD/thùng, sau khi giao dịch trước đó ở mức thấp 71,35 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 17/4/2018.
Giá dầu đã giảm gần 10% trong tuần qua do các nhà máy xuất khẩu dầu thô ở Libya đã mở cửa trở lại đồng thời xuất khẩu từ các nước OPEC khác và Nga đã tăng lên.
Goldman Sachs dự đoán giá dầu sẽ vẫn duy trì ở mức cao, dầu Brent trong khoảng 70-80 USD/thùng trong ngắn hạn.
Vàng thấp nhất 1 năm
Vàng giảm hơn 1% và chạm xuống mức thấp nhất trong một năm trong phiên giao dịch 17/7 khi USD tăng mạnh trở lại trong bối cảnh chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed Jerome Powell có phiên điều trần trước Nghị viện.
Sự kiện ông Jerome Powell điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ về chính sách lãi suất được giới đầu tư quan tâm đặc biệt bởi điều này giúp thị trường hình dung ra phần nào chính sách tiền tệ của Mỹ trong thời gian tới.Giới đầu tư tin tưởng ông Jerome Powell tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ với những bước tăng lãi suất nhanh hơn trong thời gian tới.
Trên thực tế, đồng USD đã liên tục tăng giá trong nhiều tháng qua và có khả năng vẫn còn nằm trong xu hướng đi lên trong bối cảnh Fed đặt ra kế hoạch tăng khoảng 4 lần lãi suất nữa tính từ giờ cho tới hết 2019.
Những phản ứng của thị trường cho thấy chưa bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc tăng lãi suất chậm lại.
Vàng giảm giá còn do nhu cầu mua vàng tại châu Á giảm và mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu giảm giá mạnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có xu hướng giảm và được dự báo sẽ giảm mạnh trong thời gian tới khi mà Mỹ liên tục đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Sau một loạt các quyết định đánh thuế và đe dọa đánh thuế lên hàng Trung Quốc, Mỹ lại vừa đâm đơn kiện một số đối tác thương mại lớn lên WTO, trong đó có Trung Quốc, EU, Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống 1.226,91 USD/ounce lúc 17:36 GMT, trước đó đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái ở mức 1,225,58 USD/ounce. Giá vàng đã giảm hơn 5% từ đầu năm tới nay.Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giao tháng 8 đã giảm 12,40 USD, tương đương 1%, ở mức 1,227,30 USD/ounce.
Giá bạc giảm 0,9% xuống 15,60 USD/ounce, đang giảm xuống còn 15,51 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017.Giá platinum giảm 1,2% còn 812 USD/oz, chạm mức thấp nhất trong hai tuần là 808.89 USD/oz. Giá palladium giảm 0,4% xuống 913,50 USD/ounce, đang trượt xuống 905,05 USD, thấp nhất kể từ ngày 9/4.
Cao su tăng giá
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch ngày 17/7/2018 do giá cao su tăng cao tại Thượng Hải, nhưng vẫn bị áp lực bởi dự trữ cao.
Giao dịch hàng hóa kỳ hạn tại Tokyo giảm vào phiên sáng sau khi đạt mức cao 1 tuần vào đầu phiên giao dịch.Giá cao su giao dịch kỳ hạn tại Tokyo giao tháng 12 tăng 0,2 yên (0,0018 USD) đạt trên173,1 yên/kg. Giá cao su dịch kỳ hạn tại Thượng Hải giao tháng 9 tăng 30 NDT( 4,50 USD) lên mức 10.335 NDT/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tại Singapore giao tháng 8 chốt phiên ở mức 131,6 cent Mỹ/kg, tăng 0,1 cent.
Thép thanh giảm 2 phiên liên tiếp
Giá thép xây dựng của Trung Quốc giảm trong ngày thứ hai liên tiếp do các số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý 2 và căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ. Kinh tế Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn trong quý II do tác động chính sách hạn chế rủi ro nợ, trong khi thị trường bất động sản chậm lại cũng làm lu mờ triển vọng nhu cầu thép.
Giá thép cây giao sau tại Thượng Hải giảm 1,7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12/7/2018 trước khi đóng cửa giảm 0,5% xuống 3.941 NDT(590,03USD)/tấn.
Cục thống kê Trung Quốc cho biết sản lượng thép thô hàng ngày của nước đạt kỷ lục là 2,67 triệu tấn trong tháng 6 do nhu cầu tiêu thụ mạnh, lợi nhuận cao bất chấp các biện pháp hạn chế để bảo vệ môi trường của nước này.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ giảm sâu sau khi Trung Quốc áp thuế
Xuất khẩu thịt và nội tạng lợn của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 1/3 trong tháng 4 và 5/2018 sau khi Trung Quốc áp thuế lần đầu tiên 25% vào các sản phẩm này của Mỹ trong tháng 4/2018. Tới 6/7/2018, Bắc Kinh đã đánh thêm thuế 25% nữa lên trị giá 34 tỷ USD hàng hóa.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã làm cho các nhà chế biến thịt lợn Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước kia, Trung Quốc và Hongkong ( Trung Quốc) là hai thị trường tiêu thụ thịt lợn và nội tạng số 1 của họ do giá cao hơn những nơi khác. Người Mỹ không ăn nội tạng lợn như tim, lưỡi, dạ dày, ruột và một số bộ phận khác trong khi các sản phẩm này là món ăn được ưa thích tại Trung Quốc, nhờ vậy lợi nhuận của các nhà xuất khẩu thịt lợn Mỹ thu được rất lớn. Nhưng bây giờ, các nhà chế biến thịt lợn của Mỹ đã không thể xuất sang Trung Quốc với hai loại thuế lên tới 50%. Lợi nhuận của các nhà chế biến thịt lợn Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất 3 năm trong tháng vừa qua. Cổ phiếu của tập đoàn WH đã giảm 28% từ đầu năm tới nay. Cổ phiếu của Tyson giảm 19% và của Seaboard giảm 13%.
Giá xuất khẩu nội tạng trung bình sang Trung Quốc năm 2017 là 76 cent/lb (0,45 kg), theo Hiệp hội xuất khẩu thịt của Hoa Kỳ. Nếu các nhà đóng gói không thể bán sang nơi khác mà bán tại Mỹ thì giá chỉ khoảng 18 cent/lb.Ngành thịt lợn Mỹ ước tính sẽ lỗ 860 triệu USD trong năm tới và các nhà chế biến sẽ chuyển số lỗ này sang nông dân bằng cách giảm giá mua lợn.
Về phía Trung Quốc, nước này đã chuyển sang nhập khẩu nhiều từ Châu Âu, nơi giá thịt lợn giao dịch ở mức thấp nhất ít nhất 2 năm qua.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc đầu giờ sáng ngày 18/7