Phố Wall đã chứng kiến tình trạng đỏ lửa sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Các chỉ số lớn đồng loạt lao dốc khi Fed quyết định hạ lãi suất ở 25 điểm cơ bản - những gì thị trường đã dự đoán từ trước và được nhiều ý kiến coi là "động thái cắt giảm với sự đảm bảo" để đối phó với chính sách thương mại kiểu "diều hâu" của Mỹ và trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.
Một số chuyên gia thị trường nhận định đây là một bước ngoặt có thể làm thị trường Mỹ biến chuyển và thị trường toàn cầu tiếp tục tiến triển.
Dưới đây là nhận định của một số chuyên gia về động thái của Fed.
Josh Brown, CEO của Ritholtz Wealth Management, khuyên các nhà đầu tư hãy "thoải mái" và nhắc lại khoảnh khắc của hơn 2 thập kỷ trước:
"Từ góc độ thị trường, quan điểm đầu tư, điều đầu tiên tôi nhìn vào khi Dow Jones giảm tới 400 điểm và thay đổi quan điểm? Tôi nhìn vào những mã cổ phiếu đã có diễn biến tích cực nhờ vào những bản báo cáo kinh doanh của tuần trước và muốn xem liệu mức tăng đó có được duy trì hay không và câu trả lời là có. Ở các công ty lớn có kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến, thì bạn sẽ không thấy tình trạng bán tháo. Bởi vậy, đó là một vấn đề của chỉ số, chứ không phải là của các nhà đầu. Đó là thuật toán. Những gì đang diễn ra là khá ổn. Chúng ta đều mong đợi điều đó. Tôi sẽ tận dụng diễn biến tiêu cực, bởi ông Powell đã nói 2 điều: 'sự điều chỉnh giữa chu kỳ' và đây có thể là việc được thực hiện một lần. Đó không phải là những gì ông ấy nên phát biểu. Tôi cho rằng nó không cần thiết. Ông ấy nói điều mà lần trước chưa phát biểu và sau đó chúng ta đã không hài lòng cho tới cuộc họp tiếp theo. Bởi vậy, tôi mong họ sẽ không làm như vậy. "
Nếu bạn phụ thuộc vào số liệu, thì vẫn chưa có số liệu cho tháng 10, vậy tại sao ông ấy lại nói trước những gì sẽ làm? Và điều cuối cùng tôi muốn nói đến là đã có tiền lệ cho việc này. Năm 1995, họ đã phải đưa ra những động thái bù đắp cho năm 1994, cựu chủ tịch Fed Alan Greenspan đã khiến thị trường trái phiếu hoảng loạn và S&P 500 nhanh chóng giảm 18%. Và sau đó, họ đã phải bù đắp vào giữa năm 1995. Và chúng ta có đến 4 năm kinh tế tăng trưởng liên tiếp và 1 năm rưỡi thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực. Vậy tại sao ông ấy lại nói trước những gì sẽ làm vào tháng 12? Hãy chờ xem điều gì sẽ diễn ra."
David Zervos, chiến lược gia trưởng của lĩnh vực thị trường đến từ Jefferies và CIO của bộ phận vĩ mô toàn cầu thuộc Jefferies Investment Advisors, cho biết:
"Đầu tiên, nói về lạm phát. Tôi nghĩ rằng đó thực sự là điều Powell hướng tới. Ông ấy không thực sự làm tốt điều đó vào ngày hôm nay và tôi cho rằng đó là lý do tại sao thị trường lại phản ứng tiêu cực. Nhà đầu tư cần nghe nhiều hơn về yếu tố này và sự thay đổi về cơ cấu. Tốt hơn ông ấy nên nói rằng: 'Chúng tôi đang làm điều này bởi đã không đạt mục tiêu lạm phát quá lâu', và tôi nghĩ mọi người sẽ hiểu được những gì Fed làm. Hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn hơn ở lần sau. Tôi nghĩ phó chủ tịch Fed Richard Clarida cũng cùng quan điểm này và hầu hết mọi người đều thấy rằng đây không phải là sự khởi đầu của tình trạng suy thoái và chu kỳ hạ lãi suất lớn. Đó là động thái bù đắp. Ông ấy chỉ cần nói rõ hơn một chút."
Art Cashin, giám đốc điều hành của UBS Financial Services và giám đốc của hoạt động sàn giao dịch cho dịch vụ tài chính tại NYSE, cảm nhận tâm lý của các nhà đầu tư:
"Có một vài điều ở đây. Thứ nhất, bạn thấy 2 quan điểm bất động nhưng họ nói: 'Không hạ lãi suất'. Và không có ai phản hồi rằng: 'Chúng ta nên giảm 50 điểm cơ bản', bởi vậy thị trường đã có chút lo ngại. Sau đó, ông Powell đã chỉ ra rằng đây chỉ là động thái hạ lãi suất giữa chu kỳ, chứ không phải bắt đầu một chu kỳ cắt giảm. Và đó là lý do tại sao Dow Jones giảm tới 400 điểm. Tiếp đó, ông Powell cho biết đó không nhất thiết là việc chỉ thực hiện một lần duy nhất và tâm lý thị trường đã hạ nhiệt một chút. Tuy nhiên, sự biến động không dừng ở đó. Họ vẫn chưa có được điều họ muốn và tâm lý lo ngại đó vẫn thể hiện rõ ở việc Dow Jones có diễn biến tiêu cực khi hết phiên."
David Kelly, chiến lược gia trưởng và người đứng đầu chiến lược tìm hiểu thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management, đặt dấu hỏi rằng 25 điểm cơ bản thì thực sự có tác động như thế nào:
"Tôi cho rằng điều này tích cực như những gì tôi đã dự đoán nhưng tôi cũng có phản ứng như nhà đầu tư. Bởi vậy, hy vọng rằng ông ấy sẽ đưa ra dự báo cho một số vấn đề như lạm phát thấp, chúng tôi muốn lạm phát lên mức cao hơn, nhưng đó không phải là đưa về mức 0. Và ông ấy cần phải nói điều đó, bởi mọi người đang kỳ vọng vào những đợt hạ lãi suất liên tiếp. Bởi tác động thực sự chỉ là đẩy mức định giá tài sản lên cao - chỉ giúp ích cho giới nhà giàu. Có rất nhiều tác động tiêu cực của việc đặt lãi suất ở mức không hợp lý và tôi không nhận thấy nhiều điều tích cực ở đây."
Alicia Levine, chiến lược gia trưởng của BNY Mellon, cho biết ngân hàng trung ương phải mạnh tay hơn nữa:
"Họ nên cắt giảm 50 điểm cơ bản và lý do là những gì chúng ta đã nói từ trước tới nay - vấn đề lạm phát và đồng USD mạnh. Và thực sự là đồng USD sẽ là điều khiến kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực và gây tổn hại đến khu vực doanh nghiệp, bởi S&P 500 và khu vực doanh nghiệp phải chịu những cơn gió ngược chiều ở bên ngoài cùng đồng USD mạnh hơn theo cách mà nền kinh tế không phải hứng chịu. Bởi vậy, những gì bạn thấy ở khu vực doanh nghiệp thì sẽ thấy ở thị trường."
Jim Caron, người đứng đầu chiến lược vĩ mô toàn cầu của nhóm trái phiếu thuộc Morgan Stanley, cho biết dù không có quyết định của Fed thì thị trường cũng đang ở trong "cái bẫy thanh khoản":
"Về toàn cầu, tôi không nghĩ rằng chúng ta có vấn đề với lạm phát. Bởi vậy, việc giảm lãi suất bây giờ là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình khi tỷ lệ thất nghiệm thực sự thấp và thị trường chứng khoán lên cao và bạn hạ lãi suất. Nếu không đạt được mục tiêu bây giờ, thì bạn chắc chắn sẽ không thể đạt được khi nền kinh tế bị đảo ngược ở thời điểm nào đó. Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong cái bẫy thanh khoản. Tôi không nghĩ hạ lãi suất giúp ích gì nhiều và việc kích thích tài khoá mới là điều cần thiết."