Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008?

19/05/2018 21:52
Các chuyên gia có ý kiến trái chiều về tình hình khu vực.

Nhà kinh tế học Carmen Reinhart của Harvard gây chú ý tuần này khi nhận định các thị trường mới nổi đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Đánh giá của bà xuất hiện vào thời điểm nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn với tài sản rủi ro trong khu vực và hoàn toàn tiêu cực với các thị trường như Argentina, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có ý kiến khác nhau. Người cho rằng hỗn loạn gần đây chỉ là nhất thời nhưng một số lại nghĩ tất cả mới chỉ bắt đầu.

Dưới đây là tổng hợp một số chỉ số quan trọng của thị trường mới nổi từ 2008 đến nay.

Tài khoản vãng lai

Số dư tài khoản vãng lai tích cực là "tuyến phòng thủ" đầu tiên cho các thị trường mới nổi. Từng tự hào với mức thặng dư lớn trong 2008, nhóm này hiện phải chịu thâm hụt nhỏ - phần lớn là do thặng dư của Trung Quốc giảm đáng kể. Tuy nhiên, đây không phải tình trạng chung. Một số quốc gia như Thái Lan vẫn duy trì số dư dương.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 1.

Từ thặng dư sang thâm hụt. (Nguồn: IMF)

Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng mạnh nhất kể từ 2011. Tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp tục tăng tốc trước khi hạ nhiệt trong vài năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo. Điều này sẽ cung cấp một bộ đỡ chống lại các áp lực như tăng lãi suất, kể cả khi tốc độ tăng trưởng không cao như trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 2.

Tăng trưởng hiện yếu hơn 2008 nhưng đang trên đà lên. (Nguồn: IMF)

Nợ

Chính phủ thị trường mới nổi vay liên tục trong thập kỷ qua trong bối cảnh lãi suất thấp. Các công ty cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Tín dụng USD cho người vay phi ngân hàng ở các nước đang phát triển đạt 3.700 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái, tăng vọt so với mức 1.500 nghìn tỷ USD một thập kỷ trước, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 3.

Nợ đang tăng dần. (Nguồn: IMF)

Biến động tiền tệ

Chỉ số Biến động Thị trường Mới nổi JPMorgan, một thước đo biến động của tiền tệ, vẫn ở dưới mức 2008 bất chấp nhiều bất ổn ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dân tệ của Trung Quốc nổi bật nhờ tình trạng ổn định trong vài tháng qua.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 4.

Chỉ số Biến động vẫn thấp dù nhiều đồng tiền gần mức cao kỷ lục. (Nguồn: Bloomberg)

Định giá cổ phiếu

Chỉ số MSCI EM (gồm 23 thị trường mới nổi) đang dao động quanh mức 12. Mặc dù cao hơn một chút so với mức trung bình lịch sử, nhưng đây không phải là con số ấn tượng. MSCI từng đạt khoảng 15 trong 2007, trước khi xuống dưới 6 trong đợt khủng hoảng năm sau.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 5.

Cổ phiếu EM giao dịch không xa mức trung bình lịch sử. (Nguồn: Bloomberg)

Thị trường trái phiếu

Lãi suất trái phiếu đồng USD của thị trường mới nổi thấp hơn mức trung bình lịch sử, dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng của nhà đầu tư vẫn thấp. Suất thu nhập xấu nhất hiện là khoảng 5,6%, tăng từ mức 4,5% hồi đầu năm. Trong 2008, con số vọt từ 6,6% trong tháng 1 lên 14,3% trong tháng 10 khi nhà đầu tư đổ xô đi tìm lối thoát.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 6.

Lợi suất trái phiếu đồng USD vẫn trên trung bình. (Nguồn: Bloomberg)

Dự trữ ngoại hối

Sự đa dạng của nhóm thị trường mới nổi đặc biệt đúng khi nói đến dự trữ ngoại hối. Trong khi Trung Quốc có một kho dự trữ "dồi dào", các nước như Argentina và Indonesia đều đang giảm dần dự trữ ngoại hối sau khi ngân hàng trung ương can thiệp để bảo vệ đồng nội tệ.

Thị trường mới nổi có thực sự xấu hơn 2008? - Ảnh 7.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
6 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
7 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
7 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
8 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
8 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
1 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.