Dầu giảm trở lại
Giá dầu thô Mỹ giảm, do không chắc chắn về thương mại làm lu mờ thông tin cắt giảm sản lượng và chính sách tiền tệ của Mỹ đẩy giá tăng trong đầu phiên giao dịch.
Chốt phiên giao dịch vừa qua, giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn giảm 44 US cent xuống 53,79 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 24 US cent lên 61,89 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong đầu phiên giao dịch được hỗ trợ bởi việc cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga. Nguồn cung dầu của OPEC trong tháng 1/2019 giảm mạnh nhất trong 2 năm. Cùng với đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ duy trì lãi suất ổn định, dấu hiệu 3 năm nỗ lực chính sách thắt chặt tiền tệ có thể chấm dứt, trong bối cảnh triển vọng kinh tế Mỹ suy yếu.
Tuy nhiên, thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký 1 thỏa thuận thương mại rất lớn với Trung Quốc hoặc "hoãn lại", điều này đã khiến các thương nhân dầu đẩy mạnh bán ra trong phiên giao dịch cuối cùng đối với hợp đồng tháng 3/2019. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lo ngại về kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung, điều này có thể dẫn đến triển vọng nhu cầu dầu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm, khiến giá dầu giảm trở lại vào cuối phiên giao dịch.
Vàng cao nhất 9 tháng, bạc cao nhất 6 tháng
Giá vàng kết thúc phiên duy trì vững, sau khi đạt mức cao nhất 9 tháng trong đầu phiên giao dịch, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ lãi suất ổn định và cho biết sẽ kiên trì trong việc tăng lãi suất, đẩy vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp.
Vàng giao ngay không thay đổi ở mức 1.320,01 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.326,3 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 26/4/2018, và vàng kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,7% lên 1.319,7 USD/ounce. Tính chung, vàng giao ngay tăng hơn 3% trong tháng này.
Yếu tố hỗ trợ giá vàng là đồng USD giảm đáng kể, sau số liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên mức cao nhất 1,5 năm, làm gia tăng mối lo ngại về suy thoái kinh tế. Cùng với đó là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ duy trì lãi suất ổn định song sẽ kiên trì trong việc tăng lãi suất, do sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế Mỹ gia tăng.
Nhà phân tích Georgette Boele thuộc ABN AMRO cho biết: "Hỗ trợ giá vàng là đồng USD giảm và quyết định của Fed về lãi suất".
Đồng thời, bạc giảm 0,4% xuống 16 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 16,19 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 7/2018.
Đồng cao nhất 7 tuần, nickel cao nhất 3 tháng và kẽm cao nhất 7 tháng
Giá đồng đạt mức cao nhất 7 tuần, do đồng USD giảm sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ phát tín hiệu tạm dừng tăng lãi suất, song mức tăng bị hạn chế bởi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc giảm. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,5% lên 6.169 USD/tấn. trong phiên có lúc đạt 6.199 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/12/2018.
Nhà phân tích Liberum thuộc Richard Knights cho biết: "Đồng được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc, nơi mà các chỉ số hàng đầu như tăng trưởng tín dụng và đầu tư vốn chậm lại".
Đồng thời, giá nickel tăng 1% lên 12.480 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 12.515 USD/tấn, cao nhất 3 tháng, do dự trữ tại LME giảm và lo ngại về nguồn cung từ Vale Brazil gián đoạn. Giá kẽm tăng 1,2% lên 2,718 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.737 USD/tấn, cao nhất 7 tháng, do lo ngại về nguồn cung từ Trung Quốc suy giảm bởi việc chống ô nhiễm môi trường.
Than luyện cốc cao nhất 17 tháng
Giá than luyện cốc tại Trung Quốc tăng gần 5% lên cao nhất gần 17 tháng, được thúc đẩy bởi lo ngại nguồn cung thắt chặt, do các hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa này.
Giá than luyện cốc kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 4,3% lên 1.269 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 4,8% lên 1.275 CNY (190,25 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 4/9/2017, do nhập khẩu than luyện cốc của Trung Quốc năm 2018 đạt 64,9 triệu tấn, giảm 6,4% so với năm 2017.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 6 liên tiếp trong ngày thứ năm (31/1/2019), lên mức cao nhất trong gần 17 tháng, do lo ngại gián đoạn nguồn cung bởi thảm họa khai thác quặng tại Brazil. Trong khi đó, giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 3.707 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.610 CNY/tấn.
Cao su giảm trở lại
Giá cao su tại Tokyo giảm cùng xu hướng giá cao su tại Thượng Hải suy giảm, do các yếu tố cơ bản và tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu gây áp lực giá.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn TOCOM giảm 1,9 JPY xuống 177,8 JPY/kg và giá cao su TSR20 giao cùng kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm 3,7 JPY xuống 148,3 JPY/kg. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 150 CNY xuống 11.330 CNY/tấn. Nhà nghiên cứu Hu Haitao thuộc Shengda futures Co. Ltd. cho biết: "Sự suy giảm giá cao su tại Thượng Hải vẫn chủ yếu do các yếu tố cơ bản của hàng hóa".
Dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm sau số liệu cho thấy rằng tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 1/2019 chậm hơn so với dự kiến. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn Bursa giảm 0,4% xuống 2.294 ringgit (561,57 USD)/tấn. Công ty khảo sát hàng hóa Intertek Testing Services cho biết, xuất khẩu sản phẩm dầu cọ Malaysia trong tháng 1/2019 tăng 14,7%, trong khi công ty kiểm tra độc lập AmSpec Agri Malaysia báo cáo tăng 15,5%.
Gạo tăng tại Việt Nam, không thay đổi tại Thái Lan và Ấn Độ
Các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á bao gồm Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam giao dịch trầm lắng trong tuần này.
Gạo 5% tấm Thái Lan không thay đổi so với mức 390-402 USD/tấn, FOB Bangkok trong phiên trước đó, do đồng baht tăng mạnh là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá, song điều này không giúp các thương nhân bán được gạo. Trong khi đó, nhu cầu hầu như không thay đổi, và dự kiến nguồn cung sẽ tăng trong tháng tới. Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 14% trong năm nay, do đồng baht tăng mạnh khiến giá gạo trở nên đắt hơn đối với khách mua hàng nước ngoài. Thái Lan cũng phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm trong phiên giao dịch vừa qua không thay đổi, ở mức 381-386 USD/tấn, do nhu cầu giảm. Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tăng lên 350 USD/tấn so với 340 USD/tấn phiên giao dịch trước đó, song giao dịch vẫn trầm lắng.
Ca cao vẫn thấp nhất 7 tuần, đường và cà phê tăng
Giá cà phê tăng, do đồng real Brazil tăng mạnh, trong khi ca cao giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 3,8 US cent tương đương 3,7% lên 1,059 USD/lb. Tính chung trong tháng 1/2019, giá cà phê arabica tăng khoảng 4%. Và giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn tăng 24 USD tương đương 1,6% lên 1.551 USD/tấn. Tính chung cả tháng giá cà phê robusta tăng khoảng 3%.
Đồng thời, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 0,2 US cent tương đương 1,6% lên 12,73 US cent/lb. Tính chung cả tháng, giá đường thô tăng 5,8%. Và giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 2 USD tương đương 0,6% lên 341,3 USD/tấn.
Trong khi đó, giá ca cao kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn New York giảm 8 USD tương đương 0,4% xuống 2.168 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 2.161 USD/tấn, thấp nhất 7 tuần. Tính chung trong tháng 1/2019, giá ca cao giảm hơn 10%. Giá ca cao kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn London giảm 8 GBP tương đương 0,5% xuống 1.589 GBP/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.585 GBP/tấn, thấp nhất kể từ ngày 11/12/2018.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 01/02