Giá dầu giảm xuống dưới 43 USD/thùng
Giá dầu giảm dưới 43 USD/thùng khi các trường hợp nhiễm virus corona tăng, dấy lên mối lo ngại tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu có thể giảm, song giá dầu thô vẫn có tuần tăng do nguồn cung giảm và các dấu hiệu nền kinh tế hồi phục.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/7, dầu thô Brent giảm 38 US cent tương đương 0,9% xuống 42,76 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 44 US cent tương đương 1,1% xuống 40,21 USD/thùng. Trong phiên trước đó, cả hai loại dầu tăng hơn 2% được thúc đẩy bởi số liệu việc làm của Mỹ tăng mạnh và tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm, song giá dầu Brent vẫn có tuần tăng 4%.
Các dấu hiệu nền kinh tế hồi phục và nguồn cung giảm sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh được gọi là OPEC+, đẩy giá dầu Brent tính đến nay tăng lên hơn gấp đôi kể từ mức thấp nhất 21 năm (dưới 16 USD/thùng) trong tháng 4/2020.
Giá vàng giảm nhẹ, bạch kim và bạc tăng
Giá vàng giảm nhẹ do lo ngại về số trường hợp nhiễm virus corona tăng mạnh, làm lu mờ số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA không thay đổi ở mức 1.775,06 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.787,3 USD/ounce.
Trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,8% lên 809 USD/ounce và có tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần. Giá bạc tăng 1% lên 18,07 USD/ounce và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Giá đồng giảm, nickel cao nhất 4,5 tháng
Giá đồng giảm sau khi các trường hợp nhiễm virus corona tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống 6.022,5 USD/tấn, trong phiên trước đó đạt 6.120 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/1/2020. Tuy nhiên, tính đến nay giá đồng tăng 40% kể từ mức cao đỉnh điểm hơn 5 tháng vào cuối tháng 3/2020, một phần do lo ngại về nguồn cung từ nước sản xuất hàng đầu – Chile. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng 1% - tuần tăng thứ 7 liên tiếp và có chuỗi tăng dài nhất trong gần 3 năm.
Tồn trữ đồng tại Thượng Hải tăng lần đầu tiên trong 7 tuần.
Trong khi đó, giá nickel đạt 13.130 USD/tấn - cao nhất kể từ ngày 18/2/2020 - sau khi giá thép không gỉ tại Thượng Hải đạt mức cao nhất 6 tuần.
Giá thép không gỉ cao nhất 6 tuần, quặng sắt tăng
Giá thép không gỉ tại Thượng Hải tăng 3% lên mức cao nhất 6 tuần, được thúc đẩy bởi giá nguyên liệu thô duy trì vững và lạc quan về nhu cầu nội địa.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 2,3% lên 13.380 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt 13.470 CNY (1.906,72 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/5/2020. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 1,4% lên 3.619 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,2% lên 3.606 CNY/tấn, sau khi cơ quan công nghiệp ô tô dự báo doanh số bán ô tô trong tháng 6/2020 tăng 11% so với tháng 6/2019.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 747 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 101,5 USD/tấn.
Giá cao su tiếp đà tăng
Giá cao su tại Tokyo tăng và có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần, do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và Nhật Bản tăng trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế virus corona.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,2 JPY lên 155,6 JPY/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,3% - tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 175 CNY tương đương 1,7% lên 10.485 CNY/tấn.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 6/2020, song tốc độ giảm chậm lại cho thấy điều kiện kinh doanh của nước này đang dần trở lại bình thường.
Ngành dịch vụ của Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới – tăng mạnh nhất hơn 1 thập kỷ trong tháng 6/2020, khi việc nới lỏng các hạn chế virus corona đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
Giá đường tiếp tục tăng
Giá đường tăng do số liệu kinh tế vĩ mô được cải thiện và kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 1,7 USD tương đương 0,5% lên 352 USD/tấn.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London giảm 6 USD tương đương 0,5% xuống 1.196 USD/tấn.
Giá dầu cọ tiếp đà tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp do hoạt động nhà máy tại Trung Quốc và số liệu việc làm tại Mỹ tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 1% lên 2.385 ringgit (556,72 USD)/tấn.
Giá dầu cọ tăng cao do số liệu sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc được cải thiện, trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế đi lại. Điều này có nghĩa là nhu cầu dầu cọ được cải thiện và bổ sung dự trữ gia tăng, Marcello Cultrera, giám đốc bán hàng thuộc Phillip Futures tại Kuala Lumpur cho biết.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 04/7