Dầu cao nhất 1 tuần do kỳ vọng nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ tăng
Giá dầu phiên thứ Năm tăng lên mức cao nhất trong một tuần do dữ liệu từ Trung Quốc và Mỹ báo hiệu nhu cầu tại hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới có thể tăng lên.
Giá dầu Brent kỳ hạn tương lai tăng 30 cent, tương đương 0,4%, đạt 83,88 USD/thùng, trong khi dầu thô trung cấp Tây Texas của Mỹ tăng 27 cent, tương đương 0,3%, đạt 79,26 USD.
Tại Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô vào tháng 4 đã tăng so với năm trước và xuất khẩu cũng như nhập khẩu tăng trưởng trở lại vào tháng trước, cho thấy nhu cầu trong và ngoài nước tăng lên khi Bắc Kinh có động thái củng cố nền kinh tế đang bất ổn.
Tại Mỹ, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 8 tháng, thêm bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt.
Các nhà phân tích dự đoán rằng đà suy yếu của thị trường lao động sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí đi vay và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu về dầu.
Vàng tăng hơn 1% do thị trường lao động Mỹ yếu đi
Giá vàng tăng hơn 1% vào thứ Năm sau khi dữ liệu mới của Bộ Lao động Mỹ chỉ ra rằng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng nhiều hơn dự kiến vào tuần trước, củng cố đặt cược về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 1,14% lên 2.335,04 USD/ounce. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6/2024 tăng 0,8% lên 2.340,3 USD/ounce.
Đồng đô la giảm khoảng 0,3% so với các tác chủ chốt xuống còn 105,27 USD sau báo cáo việc làm, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.
Đồng tăng nhẹ
Giá đồng tăng nhẹ vào thứ Năm do đồng USD suy yếu sau khi dữ liệu về lao động Mỹ yếu đi và các quỹ vẫn cam kết duy trì vị thế tăng giá.
Đồng giao sau ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 0,2% lên 9.923,5 USD/tấn.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm 7,6% trong tháng 4 so với một tháng trước xuống 438.000 tấn. Dữ liệu kinh tế Mỹ cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi trái chiều.
Việc cắt giảm lãi suất sẽ gây áp lực lên đồng đô la, từ đó khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh trở thành món hời đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Sắt thép giảm
Giá quặng sắt và các sản phẩm thép tại Trung Quốc hôm thứ Năm giảm, bị áp lực bởi nhu cầu thép yếu đi do nhu cầu dự trữ giảm bớt sau kỳ nghỉ Lễ Lao động.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đóng cửa giảm 1,7% xuống 865,50 nhân dân tệ (119,79 USD)/tấn.
Tuy nhiên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore lại tăng 0,1% lên 114,85 USD/tấn.
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 3.669 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.807 nhân dân tệ, thép thanh giảm 0,7% xuống 3.884 nhân dân tệ, trong khi thép không gỉ tăng 0,2% lên 14.185 nhân dân tệ.
Cà phê Arabica tăng 2%
Giá cà phê Arabica tăng 2% vào thứ Năm, ghi nhận phiên tăng thứ ba liên tiếp kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất một tháng vào đầu tuần.
Hợp đồng cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 3,9 cent, tương đương 2%, lên 2,0145 USD/lb.
Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 0,7% lên 3.439 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê nội địa tại Việt Nam giảm mạnh trong tuần này. Theo đó, người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang bán hạt với giá 94.000-97.000 đồng (3,74-3,81 USD) mỗi kg, giảm mạnh so với mức 132.500-133.200 đồng của tuần trước.
Cây cà phê ở Việt Nam đang cho quả non nhưng còn quá sớm để có dự báo chính xác về sản lượng niên vụ 2024/25, mặc dù gần đây đã có mưa.
Gạo tăng trở lại
Giá gạo tại các trung tâm xuất khẩu hàng đầu châu Á tuần này tăng do nhu cầu tăng. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng nhẹ lên 600 USD/tấn so với mức giá tuần trước là 588 USD – 595 USD. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 531-539 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 528-536 USD của tuần trước. Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 585 USD/tấn, tăng từ mức 577-580 USD một tuần trước.
Lúa mì tăng, ngô và đậu tương giảm
Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago hôm thứ Năm tăng khi Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực trồng ngũ cốc quan trọng do sương giá, trong khi đậu tương và ngô giảm trước khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố báo cáo cung cầu hàng tháng.
Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) tăng 3,5 cent lên 6,37-1/2 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn tháng 7 giảm 2 cent xuống 4,56-1/2 USD/bushel, và đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 19-1/4 cent xuống 12,08-1/2 USD/bushel.
Cao su quay đầu giảm
Giá su kỳ hạn tương lai Nhật Bản chấm dứt chuỗi tăng kéo dài hai ngày và đóng cửa phiên thứ Năm giảm trong bối cảnh nhu cầu không chắc chắn, mặc dù giá dầu tăng đã hạn chế đà giảm của cao su .
Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa giảm 0,5 yên, tương đương 0,16%, xuống 309,3 yên (1,99 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 80 nhân dân tệ, kết thúc ở mức 14.240 nhân dân tệ (1.970,72 USD)/tấn.
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi suy giảm trong tháng 3. Tuy nhiên, trong tháng 4, nhập khẩu cao su giảm 19,66% so với tháng trước và 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 10/5: