Dầu tăng tiếp
Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng do dự trữ dầu tại châu Âu giảm và OPEC cắt giảm sản lượng làm lu mờ báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng tăng trưởng nhu cầu dầu chạm mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Chốt phiên giao dịch đêm qua 9/8, dầu thô Brent tăng 1,15 USD tương đương 2% lên 58,53 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,96 USD tương đương 3,7% lên 54,5 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm hơn 5%, dầu WTI giảm khoảng 2%. Tính đến nay giá dầu giảm khoảng 20% kể từ mức cao đỉnh điểm năm 2019 đạt được trong tháng 4/2019.
Giá dầu tăng sau số liệu Euroilstock cho thấy rằng, tổng dự trữ dầu thô và sản phẩm của 16 quốc gia châu Âu trong tháng 7/2019 giảm nhẹ so với tháng 6/2019. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế khi IEA cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong 5 tháng đầu năm 2019 chạm mức thấp nhất kể từ năm 2008, bị ảnh hưởng bởi các dấu hiệu suy thoải kinh tế và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gia tăng.
Khí tự nhiên giảm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm và có tuần giảm thứ 4 liên tiếp do dự báo thời tiết trong 2 tuần tới ít mát hơn so với dự báo trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn New York giảm 0,9 US cent tương đương 0,4% xuống 2,119 USD/mmBTU. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm ít hơn 1%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp – lần đầu tiên – kể từ cuối tháng 1/2019.
Vàng dao động quanh mức 1.500 USD/ounce
Vàng duy trì ổn định và có tuần tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm, do chính sách ôn hòa của Ngân hàng trung ương và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đẩy giá vàng lên 1.500 USD/ounce.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,1% xuống 1.498,97 USD/ounce, sau khi vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce – lần đầu tiên – kể từ tháng 4/2013 trong đầu tuần này. Vàng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 0,1% xuống 1.508,5 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng hơn 100 USD tương đương 4,4%, tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2016 và tăng khoảng 17% trong năm nay.
Quặng sắt tuần giảm mạnh nhất hơn 16 tháng, thép giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 7 liên tiếp và có tuần giảm mạnh nhất hơn 16 tháng, trong bối cảnh nguồn cung ổn định.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên giảm 3,8% xuống 639 CNY/tấn, trong phiên có lúc giảm 5,4% xuống 628 CNY (89,11 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt giảm 12%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 23/3/2018.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 3,3% xuống 3.591 CNY/tấn. Đồng thời, giá thép cán nóng giảm 2% xuống 3.598 CNY/tấn, do dự trữ thép tại Trung Quốc tính đến ngày 8/8/2019 đạt 12,99 triệu tấn, tăng 1,16 triệu tấn so với tháng trước đó.
Nickel rời bỏ mức cao nhất 16 tháng, kẽm thấp nhất gần 3 năm
Giá nickel giảm từ mức cao nhất 16 tháng, trong bối cảnh không chắc chắn về việc cấm xuất khẩu quặng của nước sản xuất hàng đầu – Indonesia, trong khi giá các kim loại khác giảm sau số liệu của Trung Quốc suy yếu.
Giá nickel giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,1% xuống 15.550 USD/tấn, song tính chung cả tuần giá nickel tăng khoảng 7,5%. Tính từ đầu tháng 7/2019 đến nay, giá nickel tăng gần 40% kể từ mức cao nhất tháng 4/2018 (16.690 USD/tấn) trong ngày 8/6/2019, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Indonesia đang thảo luận về việc đưa ra lệnh cấm xuất khẩu quặng khoáng sản bắt đầu vào năm 2022 và chưa có kết luận chính thức, Bộ trưởng Thương mại nước này cho biết.
Giá kẽm tại London giảm 3,1% xuống 2.233 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 10/2016 do lo ngại dư cung.
Cao su tăng
Giá cao su tại Tokyo tăng do giá dầu tăng và theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,3 JPY (0,0028 USD) lên 169,1 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,5 JPY lên 142,5 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 35 CNY (4,96 USD) lên 10.555 CNY/tấn.
Đường tăng, cà phê diễn biến trái chiều
Giá đường tăng được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng và lo ngại về hạn hán tại các khu vực sản xuất đường chủ yếu của châu Á.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn ICE tăng 0,46 US cent tương đương 4% lên 11,89 US cent/lb. Tính chung cả tuần, giá đường thô giảm 1,3%. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE tăng 8,1 USD tương đương 2,6% lên 318,6 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường trắng giảm 1,6%.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn ICE tăng 0,05 US cent tương đương 0,1% lên 97,45 US cent/lb. Tính chung cả tuần giá giảm 0,9%. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE giảm 14 USD/tấn tương đương 1,1% xuống 1.298 USD/tấn. Tính chung cả tuần giá giảm 1,2%.
Đậu tương cao nhất 1,5 tuần
Giá đậu tương tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 1,5 tuần và có tuần tăng đầu tiên trong 1 tháng được hỗ trợ bởi hoạt động mua vào, trong bối cảnh lo ngại thời tiết khô tại Trung Tây Mỹ sẽ hạn chế năng suất cây trồng.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn Chicago tăng 8-3/4 US cent lên 8,91-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần tăng 2,7%.
Lúa mì tăng, ngô giảm
Giá ngô tăng trong khi lúa mì giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo cung cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra vào thứ hai (12/8/2019).
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Chicago tăng 1 US cent lên 4,99-1/2 USD/bushel. Tính chung cả tuần tăng 1,9%. Trong khi, giá ngô kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Chicago giảm 3/4 US cent xuống 4,1-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá ngô tăng 2,7%.
Dầu cọ cao nhất 3,5 tháng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên mức cao nhất gần 3,5 tháng, theo xu hướng giá dầu đậu tương tại Chicago tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,9% lên 2.155 ringgit (514,93 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch tăng 1,2% lên 2.160 ringgit/tấn, cao nhất kể từ ngày 25/4/2019. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 4,5%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 10/8