Dầu tăng trở lại
Giá dầu tăng được thúc đẩy bởi cam kết của người đứng đầu OPEC cho rằng, tổ chức này có thể hành động nhằm cân bằng thị trường dầu và sẽ quyết định nguồn cung vào tháng 12/2019 cho năm tới.
Chốt phiên giao dịch đêm qua, dầu thô Brent tăng 78 US cent tương đương 1,3% lên 59 USD/thùng, trong phiên có lúc tăng 1 USD lên 59,32 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 96 US cent tương đương 1,8% lên 53,55 USD/thùng.
Giá dầu được hỗ trợ khi một cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh bao gồm Nga trong tháng 12/2019 sẽ đưa ra "quyết định ổn định cao và bền vững thị trường dầu cho năm 2020", Barkindo, người đứng đầu OPEC cho biết.
Ngoài ra giá dầu còn được hỗ trợ khi Saudi Arabica cho biết, sản lượng dầu trong tháng 9/2019 của nước này giảm 660.000 thùng/ngày sau các cuộc tấn công lớn vào các cơ sở năng lượng. Đồng thời, OPEC giảm dự báo tăng trưởng nguồn cung đối với các nước ngoài OPEC năm 2020.
Khí tự nhiên thấp nhất 6 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần, sau khi công bố báo cáo cho thấy rằng dự trữ cao hơn so với mức bình thường trong tuần trước.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn New York giảm 1,6 US cent tương đương 0,7% xuống 2,218 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ ngày 27/8/2019.
Vàng rời khỏi mức cao nhất 1 tuần, palađi cao kỷ lục
Vàng giảm từ mức cao nhất 1 tuần, trong khi palađi đạt mức cao kỷ lục sau báo cáo cho thấy rằng Trung Quốc muốn đạt được 1 thỏa thuận với Mỹ, để tránh cuộc chiến thương mại diễn biến xấu đi.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,6% xuống 1.497,01 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch giá vàng tăng lên 1.516,77 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 3/10/2019. Vàng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 0,8% xuống 1.500,9 USD/ounce.
Trong khi đó, giá palađi tăng 0,9% lên 1.697,62 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao kỷ lục (1.704,59 USD/ounce).
Đồng, kẽm và nickel đồng loạt tăng
Giá đồng tăng trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu khả quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Washington. Trên sàn London, giá đồng kỳ hạn tăng 1,7% lên 5.781 USD/tấn. Giá kim loại này đã chạm mức thấp nhất hơn 2 năm là 5.518 USD/tấn trong ngày 3/9/2019.
Giá kẽm kỳ hạn tăng 4,2% lên 2.388 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất 3 năm là 2.190 USD/tấn trong ngày 3/9/2019.
Giá nickel tăng 1,5% lên 17.625 USD/tấn, do dự trữ tại London giảm xuống 102.696 tấn, thấp nhất kể từ tháng 4/2012. Giá nickel đã lên mức cao nhất kể từ năm 2014 là 18.850 USD/tấn trong ngày 2/9/2019, sau khi nước sản xuất hàng đầu – Indonesia – cho biết sẽ cấm xuất khẩu quặng từ năm 2020.
Thép và quặng sắt tăng trở lại
Giá quặng sắt tại Trung Quốc hồi phục trở lại lên mức cao nhất 3 tuần, do kỳ vọng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ dẫn đến một số tranh chấp được giải quyết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,1% lên 658 CNY (92,48 USD)/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,1% lên 3.415 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,6% lên 15.765 CNY/tấn, trong khi đó giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.399 CNY/tấn.
Cao su tăng trở lại
Giá cao su tại Tokyo tăng theo xu hướng giá tại Thượng Hải.
Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2 JPY (0,0186 USD) lên 160 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 4/2020 ở mức 148,9 JPY/kg.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 115 CNY (16,15 USD) lên 11.620 CNY/tấn. Giá cao su TSR20 tăng 110 CNY lên 9.860 CNY/tấn.
Cà phê giảm tại Việt Nam, tăng tại Indonesia
Giá cà phê tại Việt Nam giảm do nhu cầu yếu trước vụ thu hoạch mới, giao dịch trầm lắng, dự trữ ở mức thấp.
Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên dao động ở mức 32.200-32.500 VND (1,38-1,4 USD)/kg, so với 34.000 VND/kg trong phiên trước đó (cách đây 1 tuần).
Giá cà phê robusta loại 5% đen, vỡ (loại 2) với mức cộng 160-180 USD/tấn kỳ hạn tháng 11/2019, giảm so với 180-200 USD/tấn trong phiên trước đó.
Trong khi đó, tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 khiếm khuyết 80 được chào bán ở mức cộng 215-230 USD/tấn kỳ hạn tháng 11/2019, tăng so với 210-215 USD/tấn trong phiên trước đó.
Ngô, đậu tương và lúa mì đều giảm
Giá ngô tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ nâng ước tính năng suất trồng ngô của nước này trong báo cáo cung cầu hàng tháng.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn giảm 3,6% xuống 3,8-1/4 USD/bushel, giảm từ mức cao nhất gần 2 tháng trong phiên trước đó.
Giá đậu tương kỳ hạn giảm 0,1% xuống 9,23-1/2 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/7/2019 trong phiên trước đó. Giá lúa mì kỳ hạn giảm 1,8% xuống 4,93 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất 2 tháng trong phiên trước đó.
Gạo cao nhất 2 tháng tại Việt Nam, thấp nhất 4 tháng tại Ấn Độ và giảm tại Thái Lan
Giá xuất khẩu gạo Việt Nam trong phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất 2 tháng, do nhu cầu từ các khách mua hàng châu Phi tăng, trong khi giá gạo tại nước xuất khẩu hàng đầu - Ấn Độ - giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng do nhu cầu chậm lại.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tăng lên 350 USD/tấn, gần mức cao đỉnh điểm hồi đầu tháng 8/2019 và tăng so với 330-340 USD/tấn trong phiên trước đó.
Số liệu hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo trong tháng 9/2019 của Việt Nam giảm 20,4% so với tháng trước đó xuống 479.363 tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5,06 triệu tấn.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng (368-372 USD/tấn) so với 369-373 USD/tấn phiên trước đó, do nhu cầu từ các nước châu Phi giảm.
Tại Thái Lan, nhu cầu yếu cũng gây áp lực đối với thị trường gạo, với giá gạo 5% tấm biến động trong phạm vi hẹp xuống 396-400 USD/tấn, so với 396-417 USD/tấn phiên trước đó.
Dầu cọ tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 5 liên tiếp khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào, trước số liệu tháng 9/2019 được đưa ra từ Ủy ban Dầu cọ.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,4% lên 2.205 ringgit (526,06 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 11/10