Thị trường ngày 12/5: Giá dầu, quặng sắt tăng vọt hơn 5%, cà phê tăng gần 8%

12/05/2022 08:24
Phiên giao dịch 11/5 dầu tăng hơn 5% do tình trạng không chắc chắn với thị trường năng lượng thế giới, vàng, đồng, quặng sắt, cao su, cà phê, ngô, lúa mì, đậu tương đồng loạt tăng.

Dầu tăng hơn 5%

Giá dầu tăng hơn 5% sau khi dòng khí đốt của Nga sang Châu Âu giảm và Nga đã trừng phạt một số công ty khí đốt của Châu Âu, điều này tăng thêm tình trạng không chắc chắn với thị trường năng lượng thế giới.

Giá dầu và khí đốt tăng kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2 sau đó Mỹ và các đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga. Giao dịch dầu thô đã bị hạn chế và Nga đe dọa dừng cung cấp khí đốt sang Châu Âu, mặc dù họ đã dừng một thời gian ngắn động thái đó.

Dòng khí đốt của Nga sang Châu Âu qua Ukraine đã giảm 1/4 sau khi Kyiv dừng sử dụng một tuyến đường vận chuyển chính, đổ lỗi do sự can thiệp của lực lượng Nga đang chiếm đóng. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu qua Ukraine bị gián đoạn kể từ khi xung đột diễn ra.

Động thái này làm tăng lo ngại rằng sự gián đoạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai, ngay cả khi giá đã tăng. Nga đã trừng phạt 31 công ty có trụ sở tại các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow.

Chốt phiên 11/5, dầu thô Brent tăng 5,05 USD hay 4,9% lên 107,51 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 5,95 USD hay 6% lên 105,71 USD/thùng.

Liên minh Châu Âu đã đe dọa cấm hoàn toàn dầu của Nga, mặc dù các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Vì vai trò của Nga là nhà xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu lớn nhất, gián đoạn này có thể khiến các thị trường thắt chặt trên khắp thế giới đặc biệt đối với các sản phẩm tinh chế như dầu diesel.

Số liệu mới nhất về dự trữ của Mỹ đã nhấn mạnh động lực đẩy giá tăng. Mặc dù tồn kho dầu thô của Mỹ tăng hơn 8 triệu thùng, phần lớn do đợt giải phóng dự trữ chiến lược, dự trữ xăng giảm 3,6 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất cũng giảm.

Từ đầu năm 2022 tới nay Mỹ là nhà xuất khẩu ròng, khoảng 4 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày.

Vàng phục hồi do USD thoái lui

Giá vàng phục hồi do USD trượt giá khi giá tiêu dùng hạ nhiệt nhẹ.

Vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.852,65 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tăng 0,7% lên 1.853,7 USD/ounce.

Tăng trưởng giá tiêu dùng của Mỹ chậm lại trong tháng 4, do giá xăng giảm từ mức cao kỷ lục, cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh, mặc dù khả năng vẫn cao trong một thời gian và khiến Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất để hạ nhiệt nhu cầu. Cũng hỗ trợ giá vàng, chỉ số USD giảm 0,1%.

Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đã củng cố thêm lập luận của họ về loạt tăng lãi suất nhanh nhất kể từ những năm 1990 để chống lại lạm phát.

Mặc dù vàng được xem như một biện pháp chống lại lạm phát, lãi suất của Mỹ tăng làm tăng chi phí giữ vàng, trong khi khiến USD tăng giá.

Đồng tăng

Giá đồng tăng do việc lây nhiễm Covid-19 đang chậm lại tại Trung Quốc làm giảm lo ngại về nhu cầu trong ngắn hạn, ngay cả khi việc phong tỏa lâu dài liên quan tới đại dịch đã đè nặng lên tâm lý.

Một nửa thành phố Thượng Hải đã đạt được trạng thái "zero-Covid", nhưng những hạn chế không khoan nhượng vẫn phải duy trì theo chính sách quốc gia.

Việc Bắc Kinh không sẵn sàng áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy nhu cầu sẽ tiếp tục gây sức ép lên kim loại, theo nhà kinh tế hàng hóa cao cấp tại Capital Economics.

Đồng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 1,2% lên 9.337 USD/tấn.

Sản lượng đồng catôt của Trung Quốc trong tháng 4 giảm so với tháng trước và so với cùng tháng năm trước, do việc bảo dưỡng và việc bùng phát của Covid-19 đã hạn chế các nhà máy luyện sản xuất.

Quặng sắt Đại Liên phục hồi

Giá quặng sắt Trung Quốc tăng vọt hơn 5% sau khi giảm trong 3 phiên liên tiếp, do hy vọng nhu cầu phục hồi tại các nhà máy, ngay cả khi việc phong tỏa do Covid-19 tại nước này đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng 6,5% lên 831 CNY (123,72 USD)/tấn – tăng theo phần trăm mạnh nhất kể từ ngày 7/3. Hợp đồng này đóng cửa tăng 5,3% lên 821 CNY/tấn.

Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 6 tăng 4,2% lên 131,85 USD/tấn.

Tuy nhiên, lợi nhuận tại các nhà máy khá thấp và việc kiểm soát sản lượng thép có thể gây sức ép lên mức độ sử dụng của nhà máy.

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tăng 8% trong tháng 4 so với một năm trước, tốc độ thấp nhất trong một năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia..

Giá nguyên liệu thô tăng vọt cũng thúc đẩy các sản phẩm thép trên sàn giao dịch Thượng Hải.

Thép thanh kỳ hạn tháng 10 tăng 2% lên 4.681 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng sử dụng trong lĩnh vực sản xuất tăng 1,9% lên 4.775 CNY/tấn.

Nhà sản xuất thép được niêm yết hàng đầu của Trung Quốc Baoshan Iron & Steel cho biết họ sẽ cắt giảm giá 100 CNY/tấn với sản phẩm thép cuộn cán nóng và cuộn cán nguội giao tháng 6 .

Thép không gỉ ở Thượng Hải tăng 2% lên 19.055 CNY/tấn.

Cao su Nhật Bản tăng giá

Giá cao su Nhật Bản tăng do hy vọng Mỹ sẽ cắt giảm thuế cho Bắc Kinh, trong khi những dấu hiệu lây nhiễm Covid-19 giảm tại Trung Quốc.

Hợp đồng cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,9 JPY hay 0,4% lên 249,1 JPY (1,92 USD)/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9 tại sàn giao dịch Thượng Hải tăng 140 CNY lên 12.780 CNY (1.900,99 USD)/tấn.

Cà phê arabica tăng gần 8%

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 16,1 US cent hay 7,9% lên 2,199 USD/lb. Thị trường này đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng tại 2,023 USD trong phiên trước đó.

Một đợt lạnh giá dự kiến diễn ra trên khắp Brazil vào tuần tới, nhưng nhà dự báo Climatempo không cho rằng nó sẽ gây băng giá tại vành đai cà phê chủ chốt của Brazil.

Hiện tượng băng giá năm ngoái đã thúc đẩy giá cà phê lên mức cao nhất kể từ năm 2011.

Các đại lý cũng cho biết thị trường này trở nên bán quá nhiều sau khi giá giảm hơn 10% trong tháng trước.

Sản lượng cà phê của Colombia sẽ giảm xuống khoảng 12 tới 12,5 triệu bao loại 60kg/bao trong năm nay vì mưa lớn theo hiện tượng La Nina.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 69 USD hay 3,4% lên 2.078 USD/tấn.

Các đại lý cho biết xung đột Nga – Ukraine có thể có một ảnh hưởng lớn hơn tới cà phê robusta hơn là arabica.

Đường trái chiều

Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa chỉ tăng 0,01 US cent lên 18,55 US cent/lb.

Thị trường này đang tìm kiếm chiều hướng, các nhà phân tích dự kiến một số áp lực lên giá từ sản lượng lớn tại Châu Á, nhưng cũng thấy hỗ trợ từ giá năng lượng cao.

Nhà kinh doanh hàng hóa Louis Dreyfus dự kiến có sự chuyển dịch lớn sang ethanol tại Brazil, dự kiến sản lượng đường sẽ giảm xuống 29 triệu tấn ở khu vực trung nam.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 3,3 USD hay 0,6% xuống 515 USD/tấn.

Đậu tương, lúa mì và ngô đồng loạt tăng

Giá lúa mì của Mỹ mạnh trong bối cảnh lo ngại thời tiết xấu toàn cầu đe dọa mùa vụ.

Lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 20-1/4 US cent lên 11,13 USD/bushel.

Các thương nhân đang đợi báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Mỹ về mùa vụ toàn cầu. Các nhà phân tích cho biết họ vẫn lo lắng về tình trạng thời tiết khô và nóng đang gây thiệt hại cho lúa mì tại đồng bằng miền tây của Mỹ bất chấp mưa gần đây.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 tăng 14-1/2 US cent đóng cửa tại 16,06-3/4 USD/bushel.

Ngô CBOT cùng kỳ hạn tăng 13-1/4 US cent lên 7,88-1/2 USD/bushel.

Theo khảo sát các nhà phân tích của Reuters, dự trữ ngô cuối vụ của Mỹ ở mức 1,352 tỷ bushel cho niên vụ 2022/23 và 1,412 tỷ cho niên vụ 2021/22.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 12/5

Thị trường ngày 12/5: Giá dầu, quặng sắt tăng vọt hơn 5%, cà phê tăng gần 8% - Ảnh 1.
https://cafef.vn/thi-truong-ngay-12-5-gia-dau-quang-sat-tang-vot-hon-5-ca-phe-tang-gan-8-20220512062457038.chn

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
11 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
12 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
12 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
13 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.932.176 VNĐ / tấn

21.29 UScents / lb

0.33 %

- 0.07

Cacao

COCOA

232.407.924 VNĐ / tấn

9,142.00 USD / mt

0.63 %

+ 57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.141.810 VNĐ / tấn

305.36 UScents / lb

0.92 %

+ 2.78

Gạo

RICE

17.456 VNĐ / tấn

15.09 USD / CWT

0.52 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.224.128 VNĐ / tấn

987.49 UScents / bu

0.41 %

+ 3.99

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.251.360 VNĐ / tấn

294.45 USD / ust

1.01 %

+ 2.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
14 giờ trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
19 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
1 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.