Dầu tăng hơn 1% sau khi dữ liệu của Mỹ khiến USD giảm
Giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Năm sau khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ thúc đẩy việc bán tháo đồng đô la, mặc dù các nhà đầu tư cũng chú ý đến báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy tăng trưởng nhu cầu dầu đang chậm lại trong năm nay.
Dầu thô Brent kết thúc phiên tăng 1,26 USD, tương đương 1,5%, lên 82,86 USD/thùng. Dầu thô trung cấp Tây Texas của Mỹ tăng 1,39 USD, tương đương 1,8%, lên 78,03 USD.
Chỉ số đô la Mỹ (Dollar index) phiên này giảm khoảng 0,3% sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 1. Đồng đô la yếu thường khiến giá những hàng hóa tính bằng USD tăng vì khi đó những hàng hóa này trở nê rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Cục điều tra dân số của Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Năm cho biết doanh số bán lẻ đã giảm 0,8% trong tháng trước. Dữ liệu bán lẻ tháng 12 cũng được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn tăng 0,4% thay vì 0,6% như báo cáo trước đó.
Dữ liệu này lại làm dấy lên lạc quan về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong tương lai, điều sẽ tác động tích cực đến nhu cầu dầu.
Vàng tăng trở lại trên 2.000 USD
Giá vàng cũng tăng sau khi đồng đô la Mỹ và lãi suất trái phiếu kho bạc giảm, trong khi trọng tâm chú ý của thị trường chuyển sang bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang để tìm kiếm tín hiệu về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,6% lên 2.004,05 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,5% lên 2.014,9 USD.
Sẽ có ít nhất ba quan chức Fed nữa dự kiến có bài phát biểu vào cuối tuần này.
Đồng tăng mạnh
Giá đồng tiếp tục tăng do đồng đô la Mỹ giảm. Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME).
Kết thúc phiên tăng 1,4% lên 8.313 USD/tấn - mức tăng hàng ngày lớn nhất trong ba tuần.
Ngoài việc USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm giá, nhu cầu sản xuất ổn định từ nước tiêu dùng đồng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - cũng đang hỗ trợ giá kim loại.
Chỉ số quản lý mua hàng chính thức (PMI) của Trung Quốc đã phục hồi nhẹ trong tháng 1 so với tháng liền trước, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 50 điểm - mức phân biệt giữa tăng trưởng và thu hẹp.
Dữ liệu hàng ngày của LME cho thấy tồn kho đồng tại các kho đăng ký với sàn LME giảm xuống 132.525 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Lúa mì giảm, ngô và đậu tương xuống mức thấp mới trong 3 năm do Mỹ dự báo nguồn cung dồi dào
Giá ngô và đậu tương kỳ hạn tương lai giảm xuống mức giá thấp nhất trong hơn ba năm do các thương nhân vẫn lo lắng về sức cầu sau khi Mỹ công bố dự báo cho thấy lượng tồn kho tăng.
Tại diễn đàn triển vọng thường niên, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán tồn trữ ngô của Mỹ sẽ tăng khoảng 17% kể từ cuối năm marketing 2023/24 lên 2,532 tỷ bushel vào cuối năm 2024/25, mức cao nhất kể từ mùa giải 1987/88. USDA cũng cho biết tồn kho đậu tương cuối kỳ dự kiến sẽ tăng 38% lên 435 triệu bushel vào cuối năm marketing 2024/25, mức cao nhất kể từ năm 2019/20.
Kết thúc phiên thứ Năm, giá đậu tương giảm 8-1/4 cent xuống 11,62-1/4 USD/bushel, trong khi ngô giảm 6-1/2 cent xuống 4,17-3/4 USD/bushel. Lúa mì cũng giảm 18-1/2 cent xuống 5,67 USD/bushel.
Đường thô thấp nhất một tháng
Giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn ICE giảm hơn 2% vào thứ Năm, chạm mức thấp nhất trong một tháng do các tín hiệu kỹ thuật cho thấy giá sẽ giảm. Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi sự chậm trễ trong xuất khẩu ở Brazil và mùa màng kém ở Thái Lan.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,55 cent, tương đương 2,4%, xuống 22,82 cent/lb, trước đó giá đã chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1, là 22,75 US cent.
Đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 2,2% xuống 630,60 USD/tấn.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE tăng 2,35 cent, tương đương 1,3%, lên 1,8515 USD/lb.
Mưa tại quốc gia sản xuất cà phê arabica hàng đầu thế giới - Brazil đang thúc đẩy triển vọng cây cà phê, trong khi lượng tồn trữ được chứng nhận bởi sàn ICE tăng cũng đang gây áp lực lên giá.
Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn London tăng 0,6% lên 3.108 USD/tấn.
Cao su tăng phiên thứ 4 liên tiếp
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do chứng khoán trong nước mạnh lên và đồng yên yếu, mặc dù dữ liệu GDP yếu và giá dầu giảm đã hạn chế mức tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 0,8 yên, tương đương 0,28%, lên 288,8 yên (1,92 USD)/kg.
Chỉ số Nikkei trung bình lúc đóng cửa tăng 1,21% lên 38.157,94, gần mức cao kỷ lục đã đạt được vào tháng 12 năm 1989.
Đồng yên tăng lên 150,09 so với đồng đô la, nhưng vẫn dao động gần mức then chốt 150.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 16/2: