Dầu tăng tiếp
Giá dầu tăng phiên thứ 5 liên tiếp, hướng tới quý đầu tiên tăng mạnh nhất trong 8 năm, do các nhà đầu tư lạc quan về việc cắt giảm nguồn cung của OPEC sẽ hạn chế tích trữ nguyên liệu, song lo ngại về nền kinh tế của Trung Quốc sẽ hạn chế đà tăng giá.
Chốt phiên giao dịch vừa qua, giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 16 US cent lên 66,41USD/thùng, sau khi chạm mức cao năm 2019 (66,83 USD/thùng) vào đầu phiên giao dịch và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tăng 47 US cent lên 56,04 USD/thùng. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng gần 25% và hướng tới quý đầu tiên tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, chủ yếu là do cam kết cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh.
Vàng cao nhất gần 10 tháng, palađi lên mức cao kỷ lục mới
Vàng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2018 do đồng USD yếu trong bối cảnh gia tăng lạc quan về một thỏa thuận thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi palađi tăng lên mức cao kỷ lục do thiếu hụt nguồn cung.
Vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.326,15 USD/oune, trong phiên có lúc đạt 1.327,64 USD/ounce, cao nhất kể từ 25/4/2018.Vàng kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,6% lên 1.329,7 USD/ounce.
Trong khi đó, palađi giao ngay tăng 1,8% lên 1.458 USD/ounce, mức cao kỷ lục, do dự báo thị trường palađi trong năm nay sẽ thiếu hụt, gây ra bởi các tiêu chuẩn thoát khí thải nghiêm ngặt hơn làm gia tăng nhu cầu.
Đồng tăng
Đồng tăng do lo ngại nguồn cung sẽ bị thắt chặt sau phán quyết của tòa án nghi ngờ về tương lai của một mỏ luyện kim tại Ấn Độ và giấy phép xuất khẩu của mỏ khai thác lớn tại Indonesia đã hết hiệu lực. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 1,4% lên 6.275 USD/tấn, cao nhất gần 2 tháng (6.289,5 USD/tấn) đạt được hôm 7/2/2019, do dự trữ đồng tại LME chạm thấp nhất gần 13 năm. Tuy nhiên, nhà phân tích Nick Snowdon thuộc Deutsche Bank cho biết, có rất ít dấu hiệu cho thấy rằng nguồn cung đồng thiếu hụt nghiêm trọng. Động lực quan trọng nhất thúc đẩy giá đồng là triển vọng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thép chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp, quặng sắt gần mức cao kỷ lục
Giá thép và quặng sắt tại Trung Quốc đều tăng, với thép cây tăng lần đầu tiên trong 4 phiên, được thúc đẩy bởi nhu cầu dự trữ bổ sung và lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Giá thép cây kỳ hạn tại Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.659 CNY (541,33 USD)/tấn và giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tăng 1,6% lên 3.624 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 628 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt mức cao 641,5 CNY/tấn. Song giá quặng sắt đã giảm khoảng 4% khỏi mức cao kỷ lục (657,5 CNY/tấn) trong ngày 12/2/2019. Tính từ đầu năm đến nay, giá quặng sắt tăng khoảng 28%.
Nhà phân tích Richard Lu thuộc CRU, Bắc Kinh cho biết: "Các thương nhân thép thường bổ sung dự trữ trước hoặc sau kỳ nghỉ, song dự trữ đến mức nào sẽ hỗ trợ nhu cầu vẫn còn chưa chắc chắn.Và triển vọng tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng hỗ trợ giá thép".
Cao su cao nhất 4 tuần
Giá cao su tại Tokyo tăng cao nhất 4 tuần, do lạc quan về một thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc, thị trường chứng khoán Tokyo tăng và giá dầu tăng mạnh.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn TOCOM tăng 4,5 JPY tương đương 2,5% lên 187 JPY (1,69 USD)/kg, cao nhất kể từ ngày 22/1/2019.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 175 CNY lên 11.815 CNY (1.746 USD)/tấn và giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn TOCOM tăng 2,8% lên 159,4 JPY/kg.
Nhà phân tích và môi giới hàng hóa Toshitaka Tazawa thuộc Fujitomi Co. cho biết: "Kỳ vọng hiệp định thương mại, chỉ số Nikkei tăng cao, giá cao su tại Thái Lan tăng cũng thúc đẩy hoạt động mua vào trên sàn TOCOM".
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 1,8% lên mức cao nhất trong năm nay, do các nhà đầu tư kỳ vọng tiến triển các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc tại Washington trong tuần này và nhiều chính sách kích thích từ các ngân hàng trung ương lớn.
Đường cao nhất 3,5 tháng
Giá đường tăng lên mức cao nhất 3,5 tháng, được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng và lo ngại về thời tiết khô tại nước xuất khẩu hàng đầu – Brazil. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,9% lên 357,8 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 359,4 USD/tấn, cao nhất 3,5 tháng. Thị trường được hỗ trợ bởi triển vọng sản lượng đường tại khu vực chính Trung Nam Brazil trong năm nay suy giảm, do một phần thiếu mưa trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019.
Dầu cọ sẽ duy trì ổn định trong năm 2019
Giá dầu cọ tại Malaysia sẽ duy trì vững trong năm 2019, ở mức trung bình 2.303 ringgit (565 USD)/tấn, mặc dù sản lượng dầu cọ toàn cầu dự kiến sẽ tăng 3 triệu tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn trên sàn Bursa đạt 2.281 ringgit/tấn. Trong năm 2018, giá dầu cọ trung bình ở mức 2.308 ringgit/tấn, số liệu Refinitiv Eikon cho biết.
Hội đồng dầu cọ Malaysia (MPOC) cho biết: "Sản lượng dầu cọ toàn cầu dự kiến sẽ đạt 72 triệu tấn, trong đó Malaysia và Indonesia là các nước sản xuất hàng đầu".
MPOC ước tính, sản lượng dầu cọ Malaysia năm 2019 sẽ tăng lên 20,2 triệu tấn so với 19,5 triệu tấn năm ngoái và sản lượng dầu cọ Indonesia sẽ tăng lên 42,8 triệu tấn, so với 42 triệu tấn năm 2018.
Sản lượng gia tăng có thể hạn chế mức tăng giá dầu cọ gần đây. Giá đã hồi phục khỏi mức thấp nhất 3 năm (1.940 ringgit/tấn) trong tháng 11/2018.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 19/02