Dầu Brent giảm, dầu WTI tăng lên cao nhất kể từ tháng 11/2018
Giá dầu diễn biến trái chiều, do lo ngại về nhu cầu dầu thô toàn cầu và không chắc chắn về vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ - Trung Quốc, áp đảo lạc quan xung quanh nguồn cung dầu thắt chặt.
Chốt phiên giao dịch vừa qua, giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 5 US cent xuống 66,45 USD/thùng, thấp hơn mức cao năm 2019 (66,83 USD/thùng) trong ngày thứ hai (18/2/2019), trong khi đó dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tăng 50 US cent lên 56,09 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group, Chicago cho biết, lệnh trừng phạt của Washington đối với Venezuela – nước cung cấp dầu thô hàng đầu cho Mỹ - đã hỗ trợ giá dầu kỳ hạn Mỹ.
Tuy nhiên, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tuần trước đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 xuống 1,24 triệu thùng/ngày. Một số nhà phân tích cho rằng, nhu cầu dầu toàn cầu có thể yếu hơn. Điều này đã gây áp lực lên giá dầu.
Các nhà phân tích thuộc JBC Energy cho biết: "Với bức tranh kinh tế không chắc chắn, triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 dưới 1 triệu thùng/ngày, có thể chịu sự điều chỉnh giảm hơn nữa".
Khí gas tự nhiên tăng
Giá khí gas tự nhiên tại Mỹ tăng sau dự báo cho thấy thời tiết lạnh hơn so với dự kiến, song mức tăng bị hạn chế bởi sản lượng tăng cao.
Giá khí gas kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn New York tăng 3,7 US cent tương đương 1,4% lên 2,662 USD/mBTU.
Nhà phân tích Phil Flynn, thuộc Price Futures Group, Chicago cho biết: "Thời tiết tại Trung Tây rất lạnh và dự kiến thời tiết lạnh sẽ vẫn duy trì đến cuối tháng 2/2019, điều này làm gia tăng nhu cầu khí gas tự nhiên".
Vàng cao nhất 10 tháng, palađi gần 1.500 USD/ounce
Vàng tăng 1% lên mức cao nhất 10 tháng do đồng USD suy yếu và tăng trưởng toàn cầu chậm lại, trong khi palađi tăng lên mức cao kỷ lục, cán sát ngưỡng 1.500 USD/ounce, do nguồn cung thiếu hụt kéo dài.
Vàng giao ngay tăng 1% lên 1.339,5 USD/oune, trong phiên có lúc đạt 1.341,78 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 20/4/2018 và vàng kỳ hạn tăng 1,7% lên 1.344,8 USD/ounce.
Đồng thời, palađi giao ngay tăng 1,9% lên 1.484 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao kỷ lục 1.491 USD/ounce gần ngưỡng 1.500 USD/ounce, do sự thiếu hụt nguồn cung sẽ kéo dài trong năm nay, gây ra bởi tiêu chuẩn thoát khí thải nghiêm ngặt hơn đã làm gia tăng nhu cầu.
Đồng cao nhất 11 tuần Đồng đạt mức cao nhất trong hơn 2 tháng, do đồng USD suy yếu và kỳ vọng Mỹ - Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,7% lên 6.319 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 3/12/2018 và tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Tính đến nay, giá đồng đã tăng hơn 10% kể từ mức thấp nhất 18 tháng trong phiên ngày 3/1/2019.
Thép tăng, quặng sắt ổn định, than luyện cốc giảm phiên thứ 5 liên tiếp
Giá thép tại Trung Quốc tăng, trong khi giá quặng sắt duy trì ổn định sau 2 ngày tăng liên tiếp, do lo ngại gián đoạn nguồn cung.
Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.655 CNY (539,37 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng lên mức cao 3.698 CNY/tấn. Và giá thép cuộn cán nóng tăng 1,1% lên 3.638 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên duy trì ổn định ở mức 631 CNY/tấn, sau khi tăng gần 1% trong đầu phiên giao dịch.
Giá than luyện cốc giảm 1,1% xuống 1.256 CNY/tấn, phiên giảm thứ 5 liên tiếp, sau khi tăng lên mức cao đỉnh điểm 1.323,5 CNY/tấn trong tuần trước đó.
Cao su cao nhất gần 9 tháng
Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất gần 9 tháng, được thúc đẩy bởi kỳ vọng tiến triển đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc và dõi theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn TOCOM tăng 6,5 JPY tương đương 3,5% lên 193,5 JPY (1,75 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch đạt 194,2 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 30/5/2018. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn TOCOM tăng 2,8% lên 163,8 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 630 CNY lên 12.375 CNY (1.826 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 12.425 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 11/10/2018.
Hiroyuki Kikukawa, tổng giám đốc nghiên cứu thuộc Nissan Securities cho biết: "Gia tăng lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với kỳ vọng kích thích nhiều hơn bởi Bắc Kinh đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc cho vay hỗ trợ giá cao su tại Tokyo cũng như tại Thượng Hải".
Cà phê thấp nhất năm 2019, đường tăng giá
Giá đường tăng do khả năng nguồn cung từ 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới – Brazil và Ấn Độ - suy giảm, trong khi giá cà phê chạm thấp nhất năm 2019.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,23 US cent tương đương 1,8% lên 13,23 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,27 US cent/lb, cao nhất 1 tháng. Và giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 1,3 USD tương đương 0,4% lên 359,1 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 360 USD/tấn, cao nhất 3,5 tháng – phiên thứ 2 liên tiếp.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn New York giảm 0,8 US cent tương đương 0,8% xuống 1,0085 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 1 USD/lb, thấp nhất kể từ ngày 18/12/2018. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 17 USD tương đương 1,1% xuống 1.538 USD/tấn.
Lúa mì, ngô và đậu tương đều giảm
Giá lúa mì, ngô và đậu tương trên sàn Chicago đều giảm, khi các nhà thương nhân chờ đợi thông tin mới nhất của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago giảm 14-1/2 US cent xuống 4,89-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 4,88-1/2 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 17/1/2018. Giá lúa mì đỏ, cứng vụ đông kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago giảm 15-3/4 US cent xuống 4,6-3/4 USD/bushel, trong khi giá lúa mì vụ xuân kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 17-1/2 US cent xuống 5,55-1/2 USD/bushel.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago giảm 6-3/4 US cent xuống 9-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 8,94-3/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 17/1/2019. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago giảm 5 US cent xuống 3,69-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,69 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 18/11/2018.
Dầu cọ cao nhất hơn 1 tuần
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng hơn 1% lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần, theo xu hướng giá dầu đậu tương tại Mỹ tăng mạnh và đồng ringgit suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Bursa tăng 0,6% lên 2.299 ringgit (562,79 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá dầu cọ tăng 1,1% lên 2.311 ringgit/tấn, cao nhất kể từ ngày 8/2/2019.
Giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago tăng 0,8 do lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên tăng 0,8%, trong khi giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên tăng 1,1%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/02