Dầu thô Mỹ tăng trở lại
Giá dầu thô Mỹ tăng 25% - ngày tăng mạnh nhất trong lịch sử – bù đắp mức giảm 3 phiên liên tiếp trước đó xuống mức thấp nhất gần 20 năm.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/3, dầu thô Brent tăng 3,59 USD tương đương 14,4% lên 28,47 USD/thùng, sau khi chạm 24,52 USD/thùng trong phiên trước đó xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 4,85 USD tương đương 24% lên 25,22 USD/thùng, sau khi giảm gần 25% xuống mức thấp nhất 18 năm trong phiên trước đó.
Virus corona lây lan mạnh gây áp lực thị trường khi các trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Đồng thời, cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga làm dư cung thị trường dầu thô toàn cầu kéo giá giảm. Giá dầu tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ tham gia vào cuộc tranh chấp giữa Saudi Arabia và Nga "vào thời điểm thích hợp".
Khí tự nhiên tăng trở lại
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 23% theo xu hướng giá dầu tăng, sau 3 phiên giảm liên tiếp xuống mức thấp nhất 24 năm, bất chấp dự báo nhu cầu trong 2 tuần tới giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 5 US cent tương đương 3,1% lên 1,654 USD/mmBTU, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/1995.
Vàng giảm hơn 1%
Giá vàng giảm hơn 1% do đồng USD tăng lên mức cao nhất nhiều năm, cùng với đại dịch virus corona đe dọa làm tê liệt hoạt động kinh tế và khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra để giữ tiền mặt.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 1,2% xuống 1.468.42 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York tăng 0,1% lên 1.479,3 USD/ounce.
Đồng USD tăng lên mức cao mới 3 năm do nhu cầu tăng mạnh, bất chấp hoạt động bơm thanh khoản bởi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tăng.
Đồng vẫn thấp nhất 4 năm
Giá đồng vẫn thấp nhất gần 4 năm do virus corona lây lan mạnh làm gia tăng mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu kim loại công nghiệp suy giảm.
Giá đồng trên sàn London tăng 2% lên 4.835 USD/tấn, trước đó trong phiên giá đồng chạm 4.371 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2016. Tính từ đầu tuần đến nay, giá đồng giảm khoảng 12%.
Hoạt động kinh tế tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – và các nền kinh tế lớn khác bị xáo trộn bởi các biện pháp kích thích của chính phủ, nhằm ngăn chặn virus lây lan đến nay đã cướp đi hơn 9.000 sinh mạng, dấy lên mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá đồng chịu áp lực giảm bởi tồn trữ đồng tại London trong tuần trước tăng 30% lên 231.025 tấn. Trong khi, tồn trữ đồng tại Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới – đạt mức cao nhất 4 năm (380.085 tấn).
Quặng sắt duy trì ổn định, thép giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc duy trì ổn định sau khi giảm mạnh trong đầu phiên giao dịch, khi công ty khai thác quặng sắt Vale Brazil cho biết có thể tạm thời ngừng hoạt động tại trung tâm phân phối Malaysia như là một biện pháp chống lại đại dịch virus corona.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên duy trì ổn định ở mức 678 CNY (95,76 USD)/tấn sau khi giảm 5,8% trong đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, giá quặng sắt tăng 4,9%. Trên sàn Singagapore, giá quặng sắt giảm 0,3% sau khi giảm 4,1% trong đầu phiên giao dịch.
Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 6,5%, trong khi thép cuộn cán nóng và thép không gỉ cả hai đều giảm 1,7%.
Cao su thấp nhất 16 tháng
Giá cao su tại Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 16 tháng, khi các biện pháp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã không cản được đà bán tháo bởi lo ngại virus corona.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM giảm 7,2 JPY tương đương 4,5% xuống 154 JPY (1,4 USD)/kg, sau khi đạt mức thấp nhất kể từ ngày 21/11/2018 (151,5 JPY/kg) trong đầu phiên giao dịch.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 535 CNY xuống 9.680 CNY (1.370 USD)/tấn, sau khi chạm 9.395 CNY/tấn, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 750 tỉ euro (814 tỉ USD) để giảm thiểu tác động kinh tế bởi đại dịch virus corona gây ra, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã triển khai chương trình tín dụng khẩn cấp lần thứ 3 trong 2 ngày.
Đường thấp nhất 1,5 năm
Giá đường giảm xuống mức thấp nhất 1,5 năm do lo ngại giá năng lượng tại Brazil giảm sẽ khiến các nhà máy đường chuyển sang sản xuất nhiều đường hơn ethanol.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 0,2 US cent tương đương 1,8% xuống 10,48 US cent/lb, thấp nhất kể từ tháng 9/2018. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 2,8 USD tương đương 0,8% xuống 333 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 11/2019.
Cà phê giảm tại Việt Nam, Indonesia và London, tăng tại New York
Giá cà phê tại Việt Nam giảm do đại dịch virus corona phủ bóng lên thị trường, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng do nguồn nguồn cung thấp.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen&vỡ) được chào giá cộng 155 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 160 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 30.500 đồng (1,31 USD)/kg, giảm so với 31.100 đ/kg hồi tuần trước.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 350 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn London, trong khi so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020, giá cà phê robusta được chào bán mức cộng 300 USD/tấn, giảm so với mức cộng 350 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1,1 US cent tương đương 1% lên 1,094 USD/lb, đóng cửa phiên trước đó tăng 5%.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 9 USD tương đương 0,7% xuống 1.218 USD/tấn.
Ngô, đậu tương và lúa mì đều tăng trở lại
Giá ngô, lúa mì và đậu tương tại Mỹ đều tăng được hỗ trợ bởi hoạt động mua vào và kỳ vọng nhu cầu xuất khẩu sẽ tăng khi giá mới đây giảm khiến nguồn cung Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với khách mua hàng nước ngoài.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 26-3/4 US cent lên 5,35 USD/bushel. Đồng thời, giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 10-1/4 US cent lên 3,45-1/2 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 17-3/4 US cent lên 8,43-1/4 USD/bushel.
Ngoài ra, sự gia tăng giá được hỗ trợ khi ngày càng nhiều các ngân hàng trung ương tuyên bố nỗ lực kích thích kinh tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu cam kết sẽ mua 750 tỉ euro (820 tỉ USD) trái phiếu đến năm 2020.
Dầu cọ giảm trở lại
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm do động thái của chính phủ nhằm miễn trừ cho các đồn điền của nước này phải đóng cửa bởi virus corona, làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu suy giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 39 ringgit tương đương 1,74% xuống 2.200 ringgit (499,89 USD)/tấn. Trong phiên trước đó giá dầu cọ tăng 5,4% do lo ngại động thái hạn chế di chuyển đến 31/3/2020 của Malaysia sẽ ngừng thu hoạch và làm gián đoạn nguồn cung.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/3