Dầu Mỹ tăng vọt gần 2%
Dầu Mỹ giao sau tăng vọt gần 2% trong phiên qua, do dự trữ dầu thô giảm tuần thứ 5 liên tiếp và nhu cầu xăng trong nước mạnh trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran sẽ có hiệu lực vào tháng 11/2018.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 2,1 triệu thùng trong tuần trước xuống 394,1 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2015. Dự trữ xăng giảm 1,7 triệu thùng so với dự báo giảm 100.000 thùng. Tiêu thụ xăng thường tăng trong mùa hè và giảm trong mùa thu, nhưng nhu cầu vẫn mạnh trong tuần trước, ước tính là 9,5 triệu thùng/ngày.
Dầu thô WTI của Mỹ kết thúc phiên (19/9/2018) tăng 1,27 USD hay 1,8% lên 71,12 USD/thùng. Dầu thô Brent giao sau cũng tăng 37 US cent hay 0,5% lên 79,40 USD/thùng.
Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC gồm cả Nga sẽ nhóm họp trong ngày 23/9/2018 tại Algeria để bàn về cách thức phân bổ nguồn cung tăng thêm trong khuôn khổ hạn ngạch để bù sư sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ tới xuất khẩu dầu mỏ của Iran có hiệu lực vào ngày 4/11/2018 và nhiều khách hàng đã giảm quy mô nhập khẩu từ Iran. Nhưng không rõ các nhà sản xuất khác có thể bù cho nguồn cung bất kỳ bị mất như thế nào.
Vàng và các kim loại quý tăng do đồng USD suy yếu
Vàng phục hồi trong phiên qua do đồng USD suy yếu, cho thấy các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về tác động của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung Quốc tới nền kinh tế Mỹ, thu hút một số khách mua trở lại đầu tư vàng.
Đồng USD giảm so với đồng euro và giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần so với đồng AUD, do các nhà đầu tư quay lưng với đồng bạc xanh trong bối cảnh Mỹ Trung liên tiếp tung ra nhưng đợt áp thuế mới.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,5% lên 1.203,68 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 12/2018 của Mỹ tăng 5,4 USD hay 0,5% lên 1.208,3 USD/ounce.
Trung Quốc cho biết họ sẽ không phá giá đồng tiền của mình để cạnh tranh, vài giờ sau khi họ đáp trả với một cú đấm yếu hơn so với cú đấm của Mỹ trong một tranh chấp thuế quan leo thang.
Giám đốc nghiên cứu hàng hóa Norbert Ruecker thuộc Julius Baer cho biết một nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ, lãi suất đang tăng và tranh chấp thương mại leo thang có thể gây áp lực lên giá vàng trong những tuần tới, thị trường đã chạm đáy và xu hướng trong dài hạn là tăng. Julius Baer dự kiến vàng tăng lên 1.275 USD/ounce trong 3 tháng và 1.375 USD/ounce trong 12 tháng.
Palađi kết thúc phiên tăng 2,4% lên 1.033,25 USD/ounce sau khi lên mức 1.041,7 USD/ounce cao nhất kể từ ngày 19/4/2018. Bạch kim tăng 1% lên 817,74 USD/ounce, trong phiên có lúc giá đã lên mức cao nhất kể từ 13/8/2018 tại 823 USD/ounce. Chênh lệch giữa hai kim loại này tăng lên hơn 210 USD từ 176 USD một tuần trước. Bạc giao ngay tăng 0,8% lên 14,24 USD/ounce.
Đồng, kẽm tăng
Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần, do đồng USD suy yếu sau đợt áp thuế quan thương mại Mỹ - Trung mới không mạnh như dự kiến trước đây.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 29/8 tại 6.121 USD/tấn tăng 0,6%. Trong khi đó, giá kẽm đóng cửa tăng 3% lên 2.434 USD/tấn, tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng.
Các kim loại cơ bản đã giảm trong năm nay, phần lớn do lo sợ xung đột thương mại Mỹ - Trung có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và phá hoại nhu cầu.
Trung Quốc không sợ "các biện pháp cực đoan" mà Mỹ đang thực hiện trong cuộc chiến thương mại của họ và sẽ sử dụng tranh chấp như một cơ hội để thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy nội địa hóa và đẩy nhanh phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
Dự trữ đồng tăng lên 152.750 tấn nhưng vẫn giảm 55% từ mức cao nhất năm 2018 đã đạt được hồi tháng 3/2018. Dự trữ kẽm trên sàn LME gần mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018, trong khi tồn trữ kẽm tại Thượng Hải vẫn hầu như trên mức thấp nhất một thập kỷ. Theo tổ chức Nghiên cứu chì và kẽm quốc tế ILZSG thị trường kẽm toàn cầu thiếu hụt lên tới 32.500 tấn trong tháng 7/2018 từ 14.200 tấn trong tháng 6/2018.
Cao su vẫn gần mức thấp nhất 2 năm
Giá cao su tại Tokyo kết thúc phiên giảm xuống gần mức thấp nhất 2 năm, trong bối cảnh lo ngại xung đột thương mại leo thang có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu cao su.
Trung Quốc và Mỹ lún sâu vào một cuộc chiến tranh thương mại sau khi Bắc Kinh bổ sung 60 tỷ USD sản phẩm từ Mỹ vào danh sách thuế quan nhập khẩu để trả đũa với kế hoạch áp thuế mới nhất của Tổng thống Donald Trump.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 2/2019 chốt phiên giảm 0,2 JPY xuống 165,9 JPY (1,5 USD)/kg, trong phiên có lúc giá đã đạt 167 JPY/kg.
Nhật Bản hy vọng có thể tránh được các khoản thuế quan cao với xuất khẩu ô tô của mình và tránh được các yêu cầu của Mỹ đối với một thỏa thuận thương mại tự do song phương tại vòng đàm phán thương mại thứ hai với Mỹ mà có thể diễn ra trong tháng này.
Các sản xuất ô tô và cung cấp linh kiện lớn nhất Nhật Bản cũng lo lắng họ sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu Washington tuân theo các đề xuất tăng thuế với ô tô và phụ tùng lên 25%.
Đường tăng giá
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 0,14 US cent hay 1,2% lên 11,64 US cent/lb khi đóng cửa, sau khi giảm 7,6% trong 3 phiên qua. Giá tăng một phần bởi đồng real của Brazil mạnh lên, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần. Đồng real mạnh lên làm giảm thu nhập với các hàng hóa định giá bằng đồng USD, không khuyến khích các nhà sản xuất bán ra. Điều này khiến giá tăng trở lại sau chuỗi giảm giá mạnh trong những ngày gần đây bởi lo lắng về khả năng xuất khẩu tăng vọt từ Ấn Độ.
Đường trắng kỳ hạn tháng chốt phiên tăng 1,1 USD hay 0,3% lên 330,2 USD/tấn.
Giá sữa toàn cầu xuống thấp nhất gần hai năm
Giá sữa toàn cầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp ngày 18/9 (2 tuần có một phiên đấu giá) do nguồn cung các sản phẩm chính của New Zealand tăng mạnh.
Chỉ số giá sữa GDT giảm 1,3% xuống giá bán trung bình 2,934 USD/tấn, sau khi giảm 0,7% tại phiên trước.
Trong đó, giá sữa bột nguyên kem, loại sản phẩm được giao dịch rộng rãi nhất tiếp tục giảm 1,8% xuống thấp nhất 9 tháng ở 2.768 USD/tấn, giá phô mai cheddar giảm 3,5%.
Khối lượng sữa bột nguyên kem được bán ra trong phiên đấu giá cũng tăng 5% so với đầu tháng này, được dẫn đầu bởi các khách hàng Bắc Á, cho thấy nhu cầu mạnh và áp lực giảm giá đang hạn chế ngay cả khi nguồn cung tăng.
Khối lượng sữa được bán ra trong phiên đấu giá 18/9 là 39.143 tấn, tăng 0,9% so với phiên trước đó.
Kết quả đấu giá có thể ảnh hưởng đến đồng NZD, khi ngành sữa tạo ra hơn 7% tổng sản phẩm quốc nội của New Zealand.
Lợn nái của Trung Quốc giảm 4,8% so với năm trước
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, số lượng lợn nái của Trung Quốc giảm 4,8% so với một năm trước đó.
Giá lợn hơi thấp đã khiến một số nông dân giảm bớt việc bổ sung đàn giống, trong khi một số nông dân nhỏ đã rời khỏi doanh nghiệp.
Trung Quốc đã báo cáo hơn một chục đợt bùng phát dịch cúm lợn châu Phi kể từ đầu tháng 8/2018, dẫn đến hạn chế vận chuyển và giá giảm thêm ở một số khu vực.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/9